Hướng dẫn mới về lập báo cáo quyết toán loại hình nhập sản xuất xuất khẩu

(HQ Online)-Để việc lập báo cáo quyết toán đối với loại hình nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu được thực hiện thống nhất, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu cục hai quan tỉnh, thành phố hướng dẫn DN loại hình này thực hiện lập và nộp báo cáo quyết toán.

DN nhập SXXK lập và nộp báo cáo quyết toán theo đúng quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Ảnh: N.Linh

DN lập và nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo đúng quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và hướng dẫn tại công văn 1501/TCHQ-GSQL ngày 29/2/2016 của Tổng cục Hải quan.

Theo đó, số liệu tồn đầu kỳ, số liệu tồn cuối kỳ được kết xuất từ hệ thống sổ kế toán tại thời điểm bắt đầu và kết thúc năm tài chính (không phân biệt theo thời điểm áp dụng Luật thuế XK, thuế NK).

Đối với nguyên liệu, vật tư NK theo loại hình kinh doanh đã nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định, sau khi sản xuất ra sản phẩm mà DN tìm được thị trường XK thì hoạt động này được xem xét hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ và không phải thực hiện báo cáo quyết toán; cơ quan Hải quan quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trên cơ sở hồ sơ đề nghị hoàn thuế đã nộp.

N.Linh

Sản phẩm sữa nhập khẩu phải kiểm dịch

(HQ Online)- Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mới đây đã có công văn trả lời DN và Tổng cục Hải quan về những kiến nghị liên quan đến kiểm dịch NK sữa bột, trong đó nêu: Sản phẩm sữa thuộc diện phải kiểm dịch.

CBCC hải quan kiểm tra hàng hóa XNK.

Trước đó, Tổng cục Hải quan đã có văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo gỡ vướng mắc liên quan đến việc một mặt hàng (sữa bột đóng hộp) do hai bộ cùng quản lý.

Cụ thể là trường hợp Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Nhật Minh làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng sữa bột đóng hộp dành cho trẻ em nhãn hiệu Pediasure của Úc, đóng trong hộp sắt tráng thiếc, 800g/hộp, bao bì đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Lô hàng sữa bột trên đã được chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế trước khi thông quan.

Căn cứ Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm trên cạn thì sản phẩm sữa bột đóng hộp thuộc diện phải kiểm dịch động vật.

Trong khi căn cứ Quyết định số 3648/QĐ-BCT ngày 8-9-2016 của Bộ Công Thương về việc công bố Danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương thì mặt hàng sữa bột đóng hộp thuộc diện phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan.

Như vậy, căn cứ hai văn bản hướng dẫn trên, đối với mặt hàng sữa bột đóng hộp vừa thuộc diện kiểm dịch, vừa thuộc diện phải kiểm tra an toàn thực phẩm. 

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế đề nghị: Đối với mặt hàng thực phẩm đã qua chế biến sâu (như: Sữa chua, thực phẩm đóng hộp…) vừa thuộc diện kiểm dịch, vừa thuộc diện phải kiểm tra an toàn thực phẩm, doanh nghiệp chỉ cần xuất trình một trong hai chứng từ để thông quan hàng hóa.

Phản hồi ý kiến của cơ quan Hải quan và DN, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Thú y giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, theo đó sản phẩm sữa thuộc diện phải kiểm dịch.

Lý giải về điều này, Cục Thú y nêu những quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex về chứng nhận kiểm dịch sữa và sản phẩm sữa trong thương mại quốc tế; thỏa thuận về yêu cầu vệ sinh thú y đối với Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch XK sữa và sản phẩm sữa (gồm cả sữa chế biến) từ các nước vào Việt Nam. 

Hiện nay, việc kiểm dịch sữa và sản phẩm sữa do cơ quan thú y tại cửa khẩu thực hiện. Việc kiểm dịch gồm: Kiểm tra các nội dung chứng nhận trong Giấy chứng nhận kiểm dịch có đúng với nội dung đã thỏa thuận hay không; kiểm tra cảm quan và các chỉ tiêu vệ sinh thú y gồm các vi sinh vật truyền lây giữa người và động vật; hoặc tùy vào tình hình dịch bệnh của nước XK để kiểm tra.

N.Linh

How to Use Free Time to Reduce Detention and Demurrage

Free time is the most important cost factor in ocean shipping that most companies ignore.

 
How so? Not considering free time contributes to unnecessary detention and demurrage costs on up to 25% of ocean freight shipments, according to one of the world’s largest NVOCCs.
 
This growing issue affects logistics services providers and shippers alike, and is exasperated by the current state of the ocean cargo markets – specifically with regards to the ongoing problem of port congestion.
 
Free time is a contract line item just like any other fee or surcharge, yet it is rarely considered when making routing decisions. The reason is that it’s hidden in contracts and typically overlooked thanks to all the other everyday complexities of ocean freight rate management – like tracking updates to carrier surcharges and GRIs. Free time is seldom front of mind when ocean rates get calculated and shipments are booked. Yet few of the industry’s 1,300+ ocean surcharges that garner most of the attention can add 11% to a shipment’s cost each day.
 
 
Free time is crucial and should be considered with every routing decision, right along with a shipment’s all-in rate and transit time.
 
Contributing Factors to Increased Detention and Demurrage
 
The average free time is about five days, providing precious little time to pick up, unload or load, and return a container to the depot.
 
Despite our stance that shippers must take accountability for better understanding and using free time, there are legitimate market conditions that make this difficult.
 
Among the biggest is that vessels are getting larger and taking longer to discharge. At the same time ocean carriers, ports, and terminal operators are not providing additional free time willingly. Ports will continue to get more congested, and, unfortunately, there are no free passes when a container is late.
 
Adding to the challenge is chassis availability. This market has changed, and the chassis is no longer supplied by the operators. Again, no sympathy if the chassis leasing companies run out during busy periods making it impossible to move a container.
 
 
There will always be situations where shippers simply cannot access cargo or return a container, and as a result exceed free time. Still that’s no excuse for failing to take steps to address the problem.
 
While the issue itself is simple enough, the solution is not. Without a new approach, demurrage and detention charges will only increase.
 
Solutions for Preventing Unnecessary Free Time Violations
 
Market forces aside there are tactics for managing free time to minimize costs. Two solutions with the greatest impact include using data for better decision making, and improving communication within your operation and with carriers.
 
Using this information is required for good decision making, but the challenge remains in how to go about accessing it. With most shippers having multiple carrier contracts and no good way to find and compare free time, how realistic is it to expect it will be used on a consistent basis? You need to find a way. The solution starts with an organized approach to freight rate and contract management, and continues with technology that supports your current workflows for calculating rates and quotes accurately including free time.
 
A less obvious upside to better free time visibility is that when you have additional time, you can use it. Extra free time makes it possible to avoid expenses such as storage, handling costs, or other accessorials at the point of pick up or delivery. But you have to know your free time to take advantage.
 
It is important to note that application of the terms demurrage, detention, and combined demurrage/detention varies from country to country, but the concept and workings mostly remains the same.
 
With up to 25% of all ocean shipments incurring detention or demurrage, free time should be considered with every routing decision. Don’t allow market conditions and outside factors like port congestion be an excuse for not addressing the problem.
 
Knowing free time and the potential for additional charges helps shippers make the best routing decisions. It requires diligence on the part of shippers and freight forwarders to understand their free time tariffs and consider those constraints with every routing decision.

Why You Should Always Choose FOB Shipping With Your Supplier?

We are assuming you have learned the basic rules of Incoterms, now it’s time to move forward.

Which incoterm (aka shipping term, freight term or trade term) should I choose?

An importer need to look into the options of buying the goods under the terms that are more favorable to his or her expenses. We suggest you should always choose FOB shipping between you and your supplier. But why?
The short answer is by doing this, it will greatly reduce your shipping costs and give you more control over the shipment.
Let’s list the most commonly used terms first:
  • EXW
  • FOB
  • CFR or CIF
  • DAP
  • DDP
We can divide them into three types.
  • EXW – You only pay the goods value.
  • FOB – You pay the goods value and inland transportation cost.
  • CFR, CIF, DAP, DDP – You pay the goods value, inland transportation cost, and sea/air freight cost (or more)

1. NEVER EXW.

Quite a few buyers come to us and ask our comments about choosing EXW for the max control of the goods. We strongly don’t suggest this term for any sourcing, not including small samples.
If you have ever looked into the meaning of EXW, you may change your decision. When the truck arrived at the warehouse or the manufacturer, the supplier even has no obligation to loading on it. Not mentioning the customs declaration at the loading port.
All export clearance documents and procedures are included in the FOB price. Importers are wise to avoid hassle and simply stick to FOB.
Yes, we can do all the stuff for you if you insist on EXW. But clearly it’s costly and time consuming. Things should be easier.
So again, NEVER EXW.

2. Freight cost is cheaper when FOB shipping.

As we know, CIF or CNF means your supplier would arrange the cargo to your destination port or airport, while DAP or DDP means to your destination place.
The supplier told you the logistics cost, and you paid it. It is a more convenient way of international transportation, but you must realize that there’s a big chance that you are paying a lot more to get the goods than you should.
So here’s the question.

Why my supplier charges me more?

Three cases.

2.1 Some suppliers try to mark up the freight cost offered as an additional way of making profit.

The first reason is easy understanding.

2.2 Most suppliers quote you higher just in case.

Most manufacturers are made-to-order. They need time to get the production done. They don’t be sure about what’s the shipping cost will be after 2 weeks or 1 month or much longer, when the goods are ready to delivery.
The total amount has to be settled down before that. So hundreds dollars added in reserve for future changes.

2.3 Some suppliers quote you the same as they got, but the price itself is not the cheapest one.

Suppliers get logistics cost, but they don’t compare often. The price is very likely not the cheapest one. A professional cargo agent knows the carriers’ advantage and can get cheapest price.

3. FOB means the logistics solution will be better.

We will quote the best price and provide more than one solution. Besides, special-purpose advice for you to check and decide easily. The response time to any delivery issues will be shorter, because you don’t have to wait your supplier paraphrased.

Through experience and relationships with top-tier carrier partners, we negotiate the least cost rates available.

4. FOB means better control and work efficiently.

You have better control of your cargo and your budget. The cost is always important and you will have a better chance of gaining a more competitive freight rate.
Using your own forwarding agent will help you obtain more accurate information in a timely manner. We can assist you better once a problem arises. The logistic partner you choose always works together with you for YOUR best interest.

Wrapping Up

If your shipment is small (less than 200 kgs or less than 1 cbm), EXW is better. For such a shipment, door-to-door courier is the best choice.

Maybe you are new to international trade, we suggest FOB + to-door delivery for your trail order or small shipment. Because handling international logistics may be too detailed or complicated for a new importer.
If you have a good freight partner, hopefully us, always use FOB when negotiating with your supplier. No matter what your freight specialty or shipping needs, you will always find a best-in-class shipping solution that fits your budget and specifications with us.
It’s always the right time to complete our quote form and start working together.

Hải quan TP.HCM: Phân cấp mạnh kiểm tra sau thông quan tại cửa khẩu

(HQ Online)- Từ hiệu quả chống thất thu ngân sách qua công tác kiểm tra sau thông quan ngay tại cửa khẩu, năm 2017, Cục Hải quan TP.HCM thực hiện phân cấp mạnh cho các chi cục để thực hiện nghiệp vụ này ngay tại cửa khẩu. 

Cơ quan Hải quan sẽ phối hợp với cơ quan Thuế kiểm tra giá xe ô tô NK. Ảnh: T.H

Ngoài việc thực hiện chặt chẽ xác định trị giá tính thuế và ấn định thuế các nhóm mặt hàng trọng điểm, các chi cục hải quan chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đúng thời gian, đúng quy định các nhóm hàng khác có nghi vấn, thu đúng thu đủ vào NSNN. 

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện quyết định kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan, các chi cục hải quan chỉ đạo ban hành quyết định ấn định thuế căn cứ trên các cơ sở nghi vấn ban đầu và từ lô hàng sau trở đi, các trường hợp nghi vấn không cho doanh nghiệp được lựa chọn thông quan theo giá khai báo mà phải tổ chức tham vấn ngay theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 10773/TCHQ-TXNK ngày 15/11/2016. Gửi danh sách doanh nghiệp không chấp hành quyết định kiểm tra sau thông quan về Cục Hải quan TP.HCM để xử lý theo thẩm quyền. 

Để công tác chống thất thu từ nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả cao nhất, Cục Hải quan TP.HCM vừa chỉ đạo các chi cục từ nay trở đi đối với quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan đối với hồ sơ nghi vấn giá tính thuế, các chi cục hải quan phải kiểm tra, ban hành thông báo kết quả kiểm tra và ấn định thuế (nếu có) 100% tờ khai nghi vấn, không chuyển hồ sơ nghi vấn cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan khi chưa xử lý tại khâu kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan. 

Nếu doanh nghiệp không chấp hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan, các chi cục hải quan thực tổ chức tham vấn ngay, bác bỏ giá khai báo. Nếu doanh nghiệp không đồng ý, ban hành quyết định ấn định thuế và yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế ngay trong khâu trong thông quan cho các lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp.

Đối với công tác kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, căn cứ kế hoạch trong năm 2017 đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt, Chi cục Kiểm tra sau thông quan tổ chức thu thập thông tin để ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đúng trọng tâm, trọng điểm.

Bên cạnh đó, Cục Hải quan TP.HCM tiếp tục phối hợp với Cục Thuế TP.HCM tập trung kiểm tra các lĩnh vực hoàn thuế GTGT, quyết toán hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu, tình hình sử dụng máy móc thiết bị phục vụ gia công, sản xuất xuất khẩu của một số doanh nghiệp; kiểm tra chặt chẽ giá tính thuế ôtô nhập khẩu, tránh tình trạng đao giá, trốn thuế… 

Trong năm 2016, Cục Hải quan TP.HCM đã thực hiện kiểm tra sau thông quan, kiểm tra giá, xác định thuế hàng phí mậu dịch tăng thu cho ngân sách nhà nước trên 1.700 tỷ đồng.
Trong đó, các đơn vị thực hiện xác định giá hàng phi mậu dịch, ấn định thuế trên 102 tỷ đồng; thực hiện tham vấn giá, ấn định thuế tăng trên 34 tỷ đồng.
Chi cục  Kiểm tra sau thông quan thực hiện 44 cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan, tăng 17 vụ; Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp 274 vụ, tăng gần 60 vụ so với năm 2015. Tổng số thuế ấn định phải thu trên 939 tỷ đồng, tăng trên 400 % so với cùng kỳ, đạt gấp hơn 3 lần chỉ tiêu được giao.
Số thuế tăng còn lại do Phòng thuế XNK và các chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện. Trong đó, Phòng Thuế XNK tăng thu 95,3 tỷ đồng; các chi cục thực hiện 337 tỷ đồng.

 

Lê Thu

Các tờ khai XK sau thời điểm 1/9/2016 không được miễn thuế XK

(HQ Online)- Đó là khẳng định của Tổng cục Hải quan trả lời một số DN về chính sách thuế đối với hàng hóa XK được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu NK.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: T.Trang.

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan nhận được nhiều ý kiến thắc mắc của một số DN về chính sách thuế đối với hàng hóa XK được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu NK. 

Phân tích về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, để xử lý vướng mắc về thuế đối với hàng hóa XK được sản xuất, chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu của các tờ khai đăng ký từ ngày 1/9/2016, Bộ Tài chính đã có công văn số 12166/BTC-TCHQ ngày 31/8/2016 hướng dẫn thực hiện.

Theo đó, hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu chưa xuất khẩu sản phẩm (nguyên liệu còn tồn kho, chưa đưa vào sản xuất hoặc đã sản xuất nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm); hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chưa tái xuất thuộc các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan trước ngày 1/9/2016, chưa nộp thuế thì được miễn thuế theo quy định tại khoản 7 và điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13.

Căn cứ hướng dẫn trên của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cho biết, các tờ khai XK sau thời điểm 1/9/2016 không đủ điều kiện để miễn thuế XK.

Được biết, liên quan đến vướng mắc này, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2617/TXNK-CST ngày 28/11/2016 để trả lời Công ty CP Tập đoàn Khoáng sản và Thương mại VQB.

Thu Trang

Từ 10/2, doanh nghiệp được tự dán nhãn năng lượng

(HQ Online)- Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký.

Doanh nghiệp tự dán nhãn năng lượng và chịu trách nhiệm với các thông tin đã công bố. Ảnh: Quang Tấn.

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BCT thay thế Thông tư 07/2012/TT-BCT về dán nhãn năng lượng. Nếu trước kia, theo Thông tư 07, để được dán nhãn năng lượng và chứng nhận tiêu thụ hiệu suất năng lượng tối thiểu, các nhà sản xuất hay các công ty nhập khẩu phải có mẫu hàng hóa được kiểm tra bởi đơn vị do Bộ Công Thương chỉ định. Việc kiểm tra có thể mất vài tuần, thậm chí vài tháng, phụ thuộc vào các sản phẩm và khối lượng công việc của những đơn vị kiểm tra.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp phản ánh về sự rườm rà, nhiều thủ tục, tốn kém thời gian, chi phí… cho doanh nghiệp khi làm thủ tục dán nhãn năng lượng theo Thông tư 07.

Do đó, sự ra đời của Thông tư 36 được coi là sự “cởi trói” cho doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng. Thông tư này quy định, trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 1 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. 

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

Thông tư 36 cũng cho phép doanh nghiệp sử dụng kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng một lần đối với mỗi model sản phẩm, áp dụng cho các tất cả các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước cũng như các lô hàng nhập khẩu có cùng model, cùng nhà sản xuất, xuất xứ và cùng đặc tính kỹ thuật (không giới hạn thời gian hiệu lực của phiếu thử nghiệm). 

Đây cũng là một điểm gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trước đó. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, họ phải tiến hành thử nghiệm nhiều lần đối với cùng một model sản phẩm để đáp ứng yêu cầu về đăng ký chứng nhận nhãn năng lượng do quy định về chứng nhận dán nhãn năng lượng theo lô hàng hóa nhập khẩu, hiệu lực của phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng chỉ kéo dài trong 6 tháng.

Ông Trịnh Quốc Vũ, Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng (Tổng cục năng lượng – Bộ Công Thương) nhấn mạnh, sau khi Thông tư 36 có hiệu lực, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường quản lý hậu kiểm sau khi doanh nghiệp tiến hành dán nhãn và lưu thông trên thị trường.

Doanh nghiệp rất ủng hộ quyết định sửa đổi Thông tư 36 theo hướng tạo điều kiện thông thoáng cho thủ tục dán nhãn năng lượng, thông thoáng trong xuất nhập khẩu hàng hóa, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có đánh giá cụ thể về tác động của Thông tư 36 đến doanh nghiệp như thế nào cần phải có thời gian.

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/ 

VCCI: Việc thu phí ở Hải Phòng sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm

(HQ Online)- Trước những bức xúc của DN về việc thu “Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu” qua cảng biển Hải Phòng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

Việc thu phí ở cảng Hải Phòng đang gây nhiều bức xúc cho DN. Ảnh: H.Dịu

Theo văn bản này của VCCI, thời gian qua, chính sách tăng phí và bổ sung phí mới tại Nghị quyết 148/2016/NQ-HĐND về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng đang gây nhiều quan ngại.Theo đó, mức phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan tăng cao so với mức phí của năm 2016 (tăng đến gần 70%, có loại phí tăng gấp đôi). Hơn nữa, quy định thêm mức phí hoàn toàn mới đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu. Điều này đã đi ngược lại tinh thần lại Nghị quyết 35 của Chính phủ về rà soát để giảm các chi phí kinh doanh.

TĐặc biệt, công văn của VCCI còn nhận định, quy trình lấy ý kiến xây dựng Nghị quyết 148 chưa phù hợp, quá gần với ngày ký ban hành nên DN không có đủ thời gian để tham gia ý kiến. Hơn nữa, từ thời điểm ký ban hành đến thời điểm phát sinh hiệu lực quá ngắn (17 ngày), không đủ cho các DN chuẩn bị, trong khi đây lại là chính sách tác động rất lớn tới quyền và lợi ích của các DN.

“Các giải trình từ phía cơ quan chủ trì soạn thảo chưa đủ thuyết phục, ít nhất là các điểm về căn cứ ban hành các mức phí, đánh giá tác động của chính sách đến đối tượng chịu tác động trực tiếp cũng như gián tiếp”, công văn nêu rõ.

Từ những bức xúc trên, VCCI lo ngại việc ban hành Nghị quyết 148 tại Hải Phòng sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm để các địa phương có cảng biển và cảng sân bay đặt ra các loại phí trong thời gian tới, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của DN.

Vì vậy, VCCI đề nghị Thủ tướng cân nhắc, xem xét những tác động của chính sách trên và chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền của Hải Phòng giải trình thuyết phục về các căn cứ đưa ra các mức phí tại Nghị quyết 148, trong đó có đánh giá tác động một cách toàn diện các đối tượng chịu tác động.

Nếu không giải trình hợp lý, VCCI đề nghị giữ nguyên các mức phí trước thời điểm Nghị quyết 148 có hiệu lực. Trong trường hợp giải trình hợp lý về việc ban hành Nghị quyết 148, VCCI đề nghị kéo dãn thời gian chuyển tiếp áp dụng quy định mới này, ít nhất là 06 tháng, để các DN có đủ thời gian chuẩn bị, tránh các tác động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của DN.

Trước đó, phản ánh của của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và nhiều DN hội viên của VCCI cho rằng, với chính sách tăng phí và bổ sung phí mới tại Nghị quyết 148, một số DN sợi dệt trung bình và lớn tại khu vực Thái Bình và Hà Nam, lượng xuất khẩu từ 150-400 container (40ft)/tháng/DN thì mỗi DN sẽ phải chi thêm từ 900 triệu đồng đến 2,4 tỷ đồng/năm. Các DN có hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành, lĩnh vực khác, dự kiến sẽ chi thêm hàng năm triệucho mỗi lần thông quan.

TKhông những thế, để được thông quan tại cảng biển Hải Phòng, các DN xuất nhập khẩu phải thực hiện thêm một thủ tục kê khai nộp phí hạ tầng mới. DN phải thực hiện các thủ tục hành chính như đến điểm thu phí, nhận tờ khai, kê khai và nộp tiền, theo thông tin từ DN thì thời gian để thực hiện cho thủ tục này từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ (chưa kể các khâu chuẩn bị và các vướng mắc phát sinh).

 

Hương Dịu

Những nhóm hàng xuất khẩu chính năm 2016

(HQ Online)- Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2016 đạt gần 126,85 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện (gần 34,32 tỷ USD); tiếp theo là hàng dệt may (hơn 23,84 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (gần 18,96 tỷ USD),…

Các thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn 2015-2016

Điện thoại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện trong tháng 12/2016 đạt gần 2,69 tỷ USD, giảm 17,9% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2016 đạt gần 34,32 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu điện thoại từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: thị trường EU (28 nước) với kim ngạch đạt gần 11,24 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ đạt kim ngạch hơn 4,3 tỷ USD, tăng 55,5%; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đạt kim ngạch 3,83 tỷ USD, giảm 14,5%; thị trường ASEAN đạt gần 2,27 tỷ USD, tăng 6,2%; …

Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may tháng 12/2016 đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng 21,1% so với tháng trước. Đưa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả năm 2016 đạt hơn 23,84 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong năm 2016 lớn nhất là Hoa Kỳ với kim ngạch hơn 11,45 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 là thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 3,56 tỷ USD, tăng 2,7%; thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 2,9 tỷ USD, tăng 4,2%; …

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,86 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2016 đạt 18,96 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm trước tương đương tăng 3,35 tỷ USD.

Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm với 4,1 tỷ USD, tăng 47,2%; tiếp theo là EU đạt 3,73 tỷ USD, tăng 16,5%; sang Hoa Kỳ đạt 2,89 tỷ USD, tăng 2,05%; sang Hà Lan đạt 1,75 tỷ USD, tăng mạnh 53,5%…so với năm trước.

Giày dép các loại: Xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam trong tháng 12 năm 2016 gần 1,34 tỷ USD,tăng 9,7%. Qua đó đưa kim ngạch cả năm của nhóm hàng này đạt 13 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm trước,

Xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ đạt 4,48 tỷ USD tăng gần 10%, sang EU đạt 4,22 tỷ USD tăng 3,51%; sang Trung Quốc đạt 905 triệu USD tăng 20%… so với năm 2015.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,03 tỷ USD, giảm 6,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt hơn 10,14 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác từ Việt Nam năm 2016 chủ yếu được xuất khẩu sang: Hoa Kỳ với kim ngạch gần 2,13 tỷ USD, tăng 27,2%; Nhật Bản đạt hơn 1,56 tỷ USD, tăng 10,9%; thị trường EU (28 nước) đạt hơn 1,29 tỷ USD, tăng 29,4%; ….

Hàng thủy sản: Xuất khẩu hàng thủy sản tháng 12/2016 đạt 657 triệu USD, giảm 3,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,4%, tương ứng tăng 484 triệu USD so với năm trước

Hàng thủy sản chủ yếu được xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,44 tỷ USD, tăng 9,7%; sang EU đạt 1,2 tỷ USD, tăng 3,6%; sang Nhật Bản 1,1 tỷ USD, tăng 6,2%; sang Trung Quốc đạt 685 triệu USD, tăng 53%…

Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt 749 triệu USD, tăng 18,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm của nhóm này đạt gần 6,97 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm 2016 chủ yếu sang: thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch gần 2,83 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 1,02 tỷ USD, tăng 4,7%; thị trường Nhật Bản đạt 981 triệu USD; giảm 5,9%; …

Hàng nông sản (gồm các nhóm hàng: hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo): Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong tháng 12/2016 đạt kim ngạch gần 1,1 tỷ USD. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2016 đạt hơn 12,45 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu từ các thị trường sau: Thị trường Trung Quốc với gần 3,13 tỷ USD, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) với hơn 2,59 tỷ USD, tăng 16,2%; Hoa Kỳ đạt hơn 1,87 tỷ USD, tăng 25,2%; ….

Than đá: Xuất khẩu than đá tháng 12/2016 đạt 284 nghìn tấn, tị giá 37 triệu USD, tăng 72,5% về lượng và 74,1% về giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả năm 2016 đạt gần 1,28 triệu tấn, trị giá 141 triệu USD; giảm 27% về lượng và 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.

Các thị trường nhập khẩu than đá từ Việt Nam năm 2016 như: Nhật Bản với kim ngạch 675 nghìn tấn, trị giá 65 triệu USD; tăng 5,4% về lượng và giảm 7,8% về trị giá; thị trường Malysia với 103 nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD; tăng 105,4% về lượng và 174,6% về trị giá; ….

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/

Incoterms 2010

EXW: Ex Works                  FCA: Free Carrier       FAS: Free Alongside Ship   FOB: Free On Board
CPT: Carriage Paid To     CIP: Carriage and       CFR: Cost and Freight         CIF: Cost, Insurance and
                                               Insurance paid to                                                             Freight
DAT: Delivered at              DAP: Delivered At       DDP: Delivered Duty
.       Terminal                              Place                              Paid