DN XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÓ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC TIÊU CHUẨN QCVN

(HQ Online)- Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), do yêu cầu của nước xuất khẩu trong chế biến thủy sản, các DN khó có thể đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật (QCVN) về môi trường. 

DN chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H

Cụ thể, theo phản ánh của các DN, theo yêu cầu của khách hàng Mỹ, các DN chế biến tôm XK sang thị trường Mỹ buộc phải sử dụng nhiều phosphate trong quá trình chế biến khiến cho nước thải của các nhà máy chế biến có chỉ tiêu phospho cao từ 2-9 lần so với QCVN 11:2015. 

Với các công ty chế biến surimi, nước rửa cá cũng thường có dư lượng phospho và nitơ rất cao, đặc biệt là nitơ do công nghệ chế biến đòi hỏi phải sử dụng nước để rửa trôi các protein hòa tan trong thịt cá. Do vậy, gần như không có nhà máy surimi nào đạt chỉ tiêu Nitơ, mà thường vượt ngưỡng dư lượng tối đa cho phép của QCVN. Các DN chế biến thủy sản đã đầu tư chi phí rất lớn cho việc xử lý nitơ, phospho trong nước thải nhưng vẫn không thể đạt được QCVN theo yêu cầu.

Theo phản ánh của các DN chế biến thủy sản, việc xử lý phospho rất khó bởi nếu DN sử dụng nước ngầm trong sản xuất thì chỉ tiêu phospho có sẵn trong nước nhiều khi đã lên mức 19 mg/l, trong khi QCVN 11:2015 cho phép chỉ tiêu phospho trong nước thải đã là 20 mg/l, chính vì thế, sau quá trình  sản xuất của DN thì mức phospho chắc chắn vượt quá mức cho phép của QCVN 11:2015.

Tại các công ty chuyên chế biến surimi, nước rửa cá thường có dư lượng phospho và nitơ rất cao, đặc biệt là dư lượng Nitơ (do công nghệ chế biến đòi hỏi phải sử dụng nước để rửa trôi các protein hòa tan trong thịt cá). Do đó gần như không có nhà máy surimi nào đạt chỉ tiêu nitơ, mà thường vượt ngưỡng dư lượng tối đa cho phép của QCVN.

Hiện nay, các nước khác tại ASEAN không quy định chỉ tiêu phospho trong tiêu chuẩn về nước thải. Quy định này gây ảnh hưởng bất lợi tới khả năng cạnh tranh của DN thủy sản so với các nước trong khu vực.

Hơn nữa, Đoàn thanh tra môi trường lấy mẫu kiểm tại 3 thời điểm khác nhau và các mẫu này cho các kết quả phân tích khác nhau, nhưng Đoàn lại chọn giá trị vi phạm cao nhất để xử phạt DN. 

Để hỗ trợ DN, VASEP kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét điều chỉnh nâng giới hạn tối đa của chỉ tiêu phospho và nitơ tại QCVN 11:2015 và có lộ trình cho phép để DN thủy sản có thể hạ dần dư lượng phospho và nitơ trong nước thải sau xử lý của DN xuống đạt giới hạn tối đa cho phép. Các đoàn Thanh tra môi trường nên lấy kết quả trung bình của các mẫu kiểm để làm căn cứ xử phạt nhằm đảm bảo công bằng cho các DN.

Về bùn thải từ quá trình xử lý nước thải, từ năm 2012, VASEP cũng đã gửi Công văn số 49/2012/CV-VASEP ngày 15/5/2012 tới Bộ trưởng Bộ TN&MT, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho DN chế biến thủy sản trong việc thực hiện về quản lý môi trường. Tại công văn này, VASEP đề nghị Bộ sớm có quy định chính thức xác định bùn thải thuộc loại hình chế biến thủy hải sản không phải là bùn thải nguy hại. Do nguồn nguyên liệu của các DN chế biến thủy sản là cá, tôm và các loại thủy sản khác nhau nên thành phần hữu cơ chiếm đa số.

Theo QCVN 07:2009/BTNMT và Thông tư số 12/2011/TT-BNTMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại thì bùn thải từ hệ thống xử lý là các chất hữu cơ tạp chất không chứa nhiều kim loại nặng.

Lê Thu

XUẤT KHẨU THAN ĐÁ TĂNG GẦN 7 LẦN VỀ SẢN LƯỢNG

(HQ Online)- Đây là thông tin đáng chú ý liên quan đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tài nguyên này của nước ta trong những tháng đầu năm 2017.
Biểu đồ về sản lượng và trị giá kim ngạch xuất khẩu than (tính từ đầu năm đến 15/4) của năm 2016 và 2017. Biểu đồ: T.Bình.
Theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố, tính từ đầu năm đến 15/4, tổng sản lượng than xuất khẩu cả nước đạt 504.663 tấn, tổng trị giá kim ngạch đạt 79,438 triệu USD.

Như vậy, so với cùng kỳ năm 2016, tổng sản lượng và trị giá kim ngạch xuất khẩu than đầu tăng mạnh. Trong đó tổng sản lượng xuất khẩu tăng đến 6,7 lần và trị giá kim ngạch tăng hơn 13 lần.

Với tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh hơn so với sản lượng nên mức giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng này cũng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể mức giá xuất khẩu than trung bình cùng kỳ năm 2016 chỉ là 79 USD/tấn, trong khi tính đến 15/4 năm nay con số này đã vọt lên trên 157 USD/tân.

Đáng chú ý, nếu như nhiều năm trước một trong những thị trường xuất khẩu than chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, thì từ đầu năm 2017 đến nay, Trung Quốc gần như “vắng bóng” trên bản đố xuất khẩu than của nước ta.

Căn cứ dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, hết quý I/2017, các thị trường xuất khẩu than chủ yếu của Việt Nam là Nhật Bản, Indonesia, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc…

Thái Bình

THỦ TƯỚNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO

(HQ Online)- Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động XK gạo theo mục tiêu, phương hướng điều hành XK gạo năm 2017 đã đề ra.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện Đề án Chiến lược phát triển thị trường XK gạo. Ảnh: Internet

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan theo dõi, nắm chắc tình hình thương mại gạo thế giới, thông tin về nhu cầu, thị hiếu của các thị trường nhập khẩu để kịp thời hướng dẫn, tuyên tuyền đến các địa phương, thương nhân kinh doanh XK gạo; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm bắt kịp thời lượng gạo hàng hóa theo từng thời kỳ, mùa vụ, nhất là khi vào vụ thu hoạch rộ lúa gạo, kịp thời có giải pháp tiêu thụ lúa gạo hàng hóa, bảo đảm có lãi cho người trồng lúa.

Đồng thời khẩn trương hoàn thiện Đề án Chiến lược phát triển thị trường XK gạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5/2017.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan rà soát, đề ra những biện pháp khắc phục khó khăn, hạn chế để xây dựng kế hoạch, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại gạo trong năm 2017 theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, nhất là đối với các thị trường tập trung truyền thống và thị trường trọng tâm, tiềm năng; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan chỉ đạo UBND các địa phương, thương nhân kinh doanh XK gạo thực hiện có hiệu quả chủ trương xây dựng vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa với Lộ trình đã được ban hành theo các chỉ đạo liên quan của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia đối với gạo để làm cơ sở kiểm tra, bảo đảm phù hợp với yêu cầu thị trường; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong quý II/2017.

Đồng thời rà soát, phổ biến quy định của các thị trường, các cam kết quốc tế của Việt Nam về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm và có biện pháp thay thế những chủng loại thuốc có chứa các hoạt chất độc hại, gây dư lượng hóa chất trong sản phẩm gạo không phù hợp với quy định của từng thị trường nhập khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu phương án đầu tư phòng kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc tế tại vùng đồng bằng sông Cửu Long để giảm chi phí cho thương nhân XK và người sản xuất lúa; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2017.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), UBND các tỉnh biên giới liên quan thực hiện thống kê đầy đủ số lượng gạo thực tế xuất nhập khẩu, mua bán qua biên giới. Riêng đối với hoạt động mua bán, trao đổi gạo qua các cửa khẩu phụ, lối mở chưa bố trí lực lượng hải quan, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng thực hiện thống kê đầy đủ theo nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ và thông báo cho lực lượng hải quan nơi quản lý địa bàn để tổng hợp chung.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng phục vụ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, XK gạo theo quy định; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động; phát huy vai trò hỗ trợ thương nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong liên kết sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm khách hàng, thị trường XK gạo; điều phối, hỗ trợ hiệu quả các thương nhân đầu mối trong giao dịch và tổ chức thực hiện các hợp đồng tập trung; tăng cường nắm sát tình hình thị trường, kịp thời kiến nghị các giải pháp thúc đẩy XK, giữ vững và mở rộng thị trường XK gạo.

Hương Dịu

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/

RAU QUẢ XUẤT KHẨU MANG VỀ GẦN 190 TỶ ĐỒNG/NGÀY

(HQ Online)- Rau quả tiếp tục là điểm sáng ấn tượng trong hoạt động xuất khẩu những tháng đầu năm của nước ta với con số tăng trưởng cao ở mức 2 con số, mang về số tiền gần 190 tỷ đồng/ngày.

Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn- địa bàn xuất khẩu rau quả và mặt hàng nông sản nói chung của nước ta sang Trung Quốc. Ảnh: T.Bình.

73% xuất sang Trung Quốc

Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến 15/4, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của nước ta đạt 857 triệu USD, tăng tới gần 30% so với cùng kỳ năm 2016 (cùng kỳ mới đạt 661 triệu USD), tương giá trị tuyệt đối tăng thêm 196 triệu USD.

Như vậy, bình quân mỗi ngày mặt hàng rau quả mang về khoản ngoại tệ gần 8,2 triệu USD, tương đương số tiền gần 190 tỷ đồng/ngày.

Với kết quả trên, mặt hàng rau quả tiếp tục duy trì vị thế thứ 3 trong số các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam (sau thủy sản và cà phê).

Đáng chú ý, mặt hàng rau quả có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn thủy sản (chỉ đạt 7,8%) và cà phê (đạt 21%) nên khoảng cách về kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này với hai nhóm hàng đứng trên đang được thu hẹp dần.

Biểu đồ tỷ lệ trị giá kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả chia theo thị trường quý I/2017. Biểu đồ: T.Bình.

Liên quan đến thị trường xuất khẩu, theo quan sát của chúng tôi, hiện mặt hàng rau quả của nước ta đã có mặt ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới từ châu Á, châu Â, châu Mỹ… Trong đó có nhiều thị trường vốn nổi tiếng đòi hỏi cao về chất lượng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc các quốc gia châu Âu như Đức, Hà Lan…

Tuy nhiên, thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Thống kê mới nhất chia theo thị trường của Tổng cục Hải quan cho thấy, hết quý I vừa qua, rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 512 triệu USD, chiếm đến 73% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong cùng thời điểm.

Trong số các địa phương biên giới giáp Trung Quốc, địa bàn xuất khẩu mặt hàng rau quả đang tập trung chủ yếu ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và khu vực cửa khẩu Lào Cai…

Đa dạng hóa thị trường

Đánh giá về kết quả xuất khẩu mặt hàng rau quả thời gian qua, ngày 24/4, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS Nguyễn Hữu Đạt- Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho rằng kết quả này rất khả quan.

Theo TS Nguyễn Hữu Đạt, kết quả xuất khẩu rau quả ngày càng tạo được khởi sắc xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Trước tiên là kết quả xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đã và đang tạo được những kết quả tích cực. Nhờ đó, mặt rau quả Việt Nam bắt đầu tìm được chỗ đứng ở những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia thuộc EU…

“Dù trị giá kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường trên chưa lớn, nhưng việc đặt chân được vào các quốc gia khó tính, có yêu cầu rất cao về chất lượng giúp tăng uy tín cho mặt hàng rau quả Việt Nam”- TS Đạt chia sẻ.

Mặt khác, theo nhận định của TS Nguyễn Hữu Đạt, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng rau quả trên thế giới tiếp tục tăng là cơ hội cho việc tăng trưởng xuất khẩu đối với sản phẩm này của nước ta hiện nay cũng như thời gian tới.

Đặc biệt, một nguyên nhân quan trọng được TS Nguyễn Hữu Đạt đặc biệt nhấn mạnh là vai trò của nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và cả các nhà sản xuất, hộ nông dân trong nỗ lực đa dạng hóa mẫu mã, chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu đối với rau quả Việt Nam.

“Doanh nghiêp xuất khẩu rau quả đa phần còn hạn hẹp về tài chính những đã có nhiều nỗ lực trong quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Mặt khác trong một hai năm gần đây đã có sự kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu với hộ nông dân, những người sản xuất, vì vậy, chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng được nâng cao, tạo được nguồn hàng cung cấp ổn định, qua đó ngày càng tạo được uy tín của rau quả Việt Nam trên thị trường thế giới”- lãnh đạo VINAFRUIT nhận định.

Năm 2016, mặt hàng rau quả mang về trị giá kim ngạch 2,457 tỷ USD, với mức tăng trưởng 33,6% so với năm 2015. Đây là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 3 trong lĩnh vực nông, thủy sản (sau thủy sản và cà phê) và là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng đứng thứ trong tổng số 45 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực được Tổng cục Hải quan thống kê (sau mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm với mức tăng trưởng 44,4%).
Thái Bình

QUY TẮC XUẤT XỨ: RÀO CẢN LỚN NHẤT CỦA XUẤT KHẨU DỆT MAY VÀO EU

(HQ Online)-Tại hội thảo Dệt may Việt Nam với quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do EU –Việt Nam (EVFTA) do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phối hợp với Dự án EU-MUTRAP tổ chức ngày 20/4, tại TP.HCM, các chuyên gia cho biết việc tuân thủ quy tắc xuất xứ đang là trở ngại lớn nhất để hàng dệt may xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế tại thị trường này. 

Sản suất hàng dệt may XK tại Công ty May Sài Gòn 3
Nhận định về tình hình XK hàng dệt may vào thị trường EU trong thời gian qua, bà Đặng Phương Dung, Phó trưởng Ban cố vấn Vitas, Chuyên gia dự án EU-MUTRAP cho biết, mặc dù EU là thị trường nhập khẩu (NK) hàng dệt may lớn nhất thế giới nhưng lại là thị trường XK lớn thứ 2 của hàng dệt may Việt Nam (sau Mỹ). Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch XK hàng dệt may vào EU cũng như tỉ trọng hàng dệt may NK vào EU cũng còn rất nhỏ, điều này thể hiện năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn có vấn đề. Việc đàm phán và ký kết EVFTA là nhằm tạo thêm điều kiện giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh vào thị trường này.

Theo bà Đặng Phương Dung, việc XK hàng dệt may vào EU trong thời gian qua còn khó khăn do thị trường EU là thị trường khó tính, số lượng đơn hàng nhỏ, không lớn như Mỹ. Bên cạnh đó, các nhà NK có xu hướng mua sản phẩm trọn gói thay vì đặt gia công nên phần lớn các DN còn chưa có sức cạnh tranh như Việt Nam còn khó tiếp cận.

 EVFTA sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho DN mở rộng thị trường nhờ các chính sách ưu đãi về thuế, tuy nhiên theo bà Đặng Phương Dung, quy tắc xuất xứ đang là trở ngại lớn nhất cho hàng dệt may vào thị trường này khi có EVFTA có hiệu lực vì Việt Nam đang phải NK vải chủ yếu từ Trung Quốc. Thời gian qua Việt Nam đã kí kết nhiều FTA với ASEAN, Hàn Quốc, Nhận Bản với quy tắc xuất xứ từ vải trở đi, tuy nhiên khả năng sử dụng quy tắc xuất xứ của Việt Nam còn rất hạn chế. 

Tuy nhiên, EVFTA cho áp dụng quy định cộng gộp xuất xứ, cho phép các nhà XK của Việt Nam được sử dụng vải từ một nước thứ 3 có kí kết FTA với Việt Nam và EU (điển hình là Hàn Quốc) đang là một lối mở cho Việt Nam vì trong tương lai, việc các nước ASEAN gia tăng kí FTA với EU sẽ mở rộng nguồn nguyên liệu được hưởng ưu đãi thuế cho Việt Nam. 

 Bà Vũ Thị Phương, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, trong hai tháng đầu năm kim ngạch XK dệt may sang thị trường EU đạt 480 triệu USD, tăng gần 7% so với cùng kì năm 2016, đây được coi là một tín hiệu tích cực cho hoạt động XK hàng dệt may vào thị trường này. Mặc dù tỉ trọng XK hàng dệt may sang EU còn thấp (tính đến năm 2015 mới chỉ chiếm 1,9% tổng kim ngạch NK hàng dệt may của EU) do hàng dệt may vào EU còn phải chịu thuế suất cao từ 8-12%, nhưng với EVFTA, EU là thị trường tiềm năng của ngành dệt may XK. Vì khi hiệp định này có hiệu lực nhiều mặt hàng sẽ được giảm thuế về 0% và sau 7 năm tất cả các mặt hàng XK vào EU sẽ được giảm thuế về 0%. 

Theo ông Stefan Moser, chuyên gia Dự án EU-MUTRAP, để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ theo EVFTA, các sản phẩm XK từ EU phải đáp ứng yêu cầu vải sản xuất tại Việt Nam hoặc từ EU, hoặc từ một nước thứ 3 có đã có FTA với Việt Nam và EU. Tuy nhiên, tỉ lệ tận dụng quy tắc xuất xứ cộng gộp song phương (NK vải từ EU về sản xuất rồi XK thành phẩm sang EU) rất ít vì vải của EU rất đắt và chi phí vận chuyển cao.

Cũng theo ông Stefan Moser các hoạt động chế biến không đủ như bảo quản sản phẩm, tháo và lắp ráp các gói hàng, đánh bóng…) không đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ nên nếu DN vẫn khai báo và xuất đi EU có thể bị phát hiện trong hậu kiểm của cơ quan chức năng châu Âu và sẽ bị truy thu và phạt.

 Theo các chuyên gia, cơ hội từ EVFTA là rất lớn nhưng để tận dụng được các DN phải đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Trong khi đó theo bà Vũ Thị Phương, thực tế tận dụng ưu đãi từ các FTA đã kí kết còn khá thấp. Hiện nay mới chỉ có 35% hàng XK của Việt Nam tận dụng được các cơ hội từ các FTA, 65% còn lại vẫn phải chiụ thuế suất cao. Nhằm hỗ trợ các DN, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tích cực tuyên truyền cung cấp thông tin về thị trường để các DN chuẩn bị. “Các quy định của FTA ngày càng ngặt nghèo và DN phải chuẩn bị kĩ càng mới có thể tận dụng được các cơ hội từ hội nhập”, bà Phương nhấn mạnh.

Nguyễn Huế

LẦN ĐẦU TIÊN CÓ 9 NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU “TỶ USD” TRONG QUÝ I

(HQ Online)- Lần đầu tiên kết thúc quý I cả nước có 9 nhóm hàng đạt trị giá kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 1 nhóm hàng so với cùng kỳ 2016.
Biều đồ trị giá kim ngạch 9 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đến hết quý I, đơn vị tính “tỷ USD”. Biểu đồ: T.Bình.
Thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhóm hàng mới nhất đạt trị giá kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên qua 3 tháng đầu năm là mặt hàng cà phê. Hết quý I, nhóm hàng này đạt trị giá kim ngạch 1,029 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số 9 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” điện thoại vẫn là nhóm hàng dẫn đầu với trị giá kim ngạch đạt 7,774 tỷ USD. Nhưng đây cũng là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực duy nhất có mức tăng trưởng âm với mức giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu lớn khác của nước ta đều có mức tăng trường cao 2 con số so với cùng kỳ năm 2016.

Đáng chú ý, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có mức tăng trưởng cao nhất lên đến 47,8% (tương đương con số tuyệt đối 1,786 tỷ USD), kéo theo trị giá kim ngạch trong quý I đạt 5,519 tỷ USD.

Dù vẫn đứng thứ ba cả nước về xuất khẩu, nhưng khoảng cách giữa nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với mặt hàng đứng kế trên là dệt may đã được thu hẹp đáng kể chỉ còn 104 triệu USD (trong khi đó sự chênh lệch của quý I/2016 lên đến 1,377 tỷ USD).

Với tổng trị giá kim ngạch đạt 30,972 tỷ USD, 9 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đóng góp tới gần 70% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong cùng thời điểm.

Nhìn vào kết quả xuất khẩu quý I vừa qua có thể thấy, hoạt động kinh tế quan trọng này của nước ta đang có những chuyển biến tích cực với nhiều khởi sắc.

Đó là, nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng cao; đồng thời hoạt động xuất khẩu không còn bị phụ thuộc lớn vào một số ít nhóm hàng như điện thoại hay dệt may như những năm trước.

Một tín hiệu lạc quan khác là sự xuất hiện ngày càng nhiều, càng rõ nét và đóng góp quan trọng của những nhóm hàng công nghiệp công nghệ cao như: Điện thoại; máy vi tính, sản phẩm điện tử; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; máy ảnh, máy quay phim…

Theo Tổng cục Hải quan, hết quý I, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 44,638 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2016.

 

Thái Bình

NHỮNG NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH QUÝ I/2017

(HQ Online)- Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong quý I/2017 đạt gần 31,76 tỷ USD, chiếm 71,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất, tuy nhiên giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước, còn lại hầu hết các nhóm hàng trong 10 nhóm hàng lớn nhất đều đạt mức tăng trưởng dương.

 

 

10 Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất quý I năm 2017 so với cùng kỳ 2016

Điện thoại các loại và linh kiện: Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 3/2016 đạt 3,09 tỷ USD, tăng 31% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 lên 7,77 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 3 tháng qua bao gồm: EU với 2,38 tỷ USD, giảm gần 6,1% và chiếm 30,6% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất: gần 901 triệu USD, giảm 19,9%; Hàn Quốc: 755 triệu USD, tăng 32,8%; Hoa Kỳ: 620 triệu USD, giảm 43%… so với cùng kỳ năm 2016.

Hàng dệt may: Xuất khẩu trong tháng đạt 2,1 tỷ USD, tăng mạnh 51,6% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2017 lên 5,62 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,72 tỷ USD, tăng 8,1 %; sang EU đạt 733 triệu USD, tăng 6,6%; sang Nhật Bản đạt 715 triệu USD, tăng 12,4% và sang Hàn Quốc: 617 triệu USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 3/2017 đạt mức cao nhất từ trước tới nay với kim ngạch là 2,19 tỷ USD, tăng 27,5% so với tháng trước. Qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của 3 tháng lên 5,52 tỷ USD, tăng cao 47,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong 3 tháng qua với kim ngạch đạt 1,37 tỷ USD, tăng cao 123,5%; tiếp theo là EU: 1,04 tỷ USD, tăng 12,3%. Tính riêng xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm đến 44% tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước.

Giầy dép các loại: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt hơn 1,09 tỷ USD, tăng 26,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 11,9% so với tháng trước.

Các thị trường nhập khẩu giầy dép các loại của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hoa Kỳ với 1,07 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) đạt 988 triệu USD, tăng 9,9%; thị trường Trung Quốc đạt 240 triệu USD, tăng 28,5%;…

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng gần 1,13 tỷ USD, tăng 24,3% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu cả quý là gần 2,91 tỷ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hoa Kỳ với 602 triệu USD, tăng 26,7%; thị trường Nhật Bản đạt 402 triệu USD, tăng 14,5%; thị trường Trung Quốc với 370 triệu USD, tăng 85,6%;…

Hàng nông sản (bao gồm các nhóm hàng: hàng rau quả; hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn): Xuất khẩu hàng nông sản trong tháng 3/2017 đạt 1,59 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản trong quý I/2017 đạt 3,94 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: Thị trường Trung Quốc với 1,47 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) với 748 triệu USD, tăng 24,8%; thị trường Hoa Kỳ với 457 triệu USD, tăng 23,5%; thị trường ASEAN với 371 triệu USD, giảm 17,5%; thị trường Nhật Bản với 92 triệu USD, tăng 17%; thị trường Hàn Quốc với 86 triệu USD, tăng 52%;…

Xuất khẩu hàng rau quả trong tháng đạt 280 triệu USD, tăng 49,5% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu quý I/2017 đạt 701 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hạt điều trong tháng đạt được mức tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá, với 24 nghìn tấn, trị giá 230 triệu USD, tăng 80,1% về lượng và 88% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt 56 nghìn tấn, trị giá 515 triệu USD, giảm 4,6% về lượng nhưng tăng 16,9% về trị giá.

Xuất khẩu cà phê trong tháng đạt 168 nghìn tấn, trị giá 382 triệu USD; tăng 14,8% về lượng và 15,1% về trị giá, đưa kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng/2017 đạt 454 nghìn tấn, trị giá gần 1,03 tỷ USD, giảm 4,3% về lượng, tuy nhiên lại tăng 27,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Gạo xuất khẩu trong tháng đạt 551 nghìn tấn, trị giá 251 triệu USD, tăng 38,8% về lượng và 47,2% về trị giá so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu gạo 3 tháng/2017 đạt 1,29 triệu tấn, trị giá 565 triệu USD, giảm 17,5% về lượng và 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Cao su trong tháng xuất khẩu được 66 nghìn tấn, trị giá 138 triệu USD, giảm 26,8% về lượng và 27,9% về trị giá, đưa kim ngạch xuất khẩu trong quý I của nhóm hàng này đạt 250 nghìn tấn, trị giá 511 triệu USD, tăng 6,7% về lượng tuy nhiên tăng 90,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 3/2017 đạt 603 triệu USD, tăng 41,6% tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2017 lên 1,51 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết tháng 3, hàng thủy sản của Việt Nam tăng trưởng ở hầu hết các thị trường chính trừ thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể, xuất sang Nhật Bản: 253 triệu USD, tăng 29,3%; Hoa Kỳ: 251 triệu USD, giảm 14,4%, sang Liên minh Châu Âu (EU): 249 triệu USD, tăng 2,3%; Trung Quốc: 144 triệu USD tăng 20,9% và Hàn Quốc: 141 triệu USD, tăng 26,4%…

Dầu thô: Lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 470 nghìn  tấn, giảm 11,8%, trị giá là 181 triệu USD, giảm 18,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3/2017, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 1,52 triệu tấn, giảm 16,2% và kim ngạch đạt 637 triệu USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước.

Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc: 704 nghìn tấn, giảm 39,8%; sang Nhật Bản: 237 nghìn tấn, tăng 206,9%; sang Sing-ga-po: 193 nghìn tấn (cùng kỳ năm 2016 không có lô dầu thô nào được xuất sang quốc gia này)…

Than đá: Xuất khẩu than đá của Việt Nam trong tháng 3/2017 đạt 194 nghìn tấn, tăng 45,2% so với tháng trước, trị giá đạt 30 triệu USD, tăng 31,8%. Trong 3 tháng đầu năm 2017, lượng than đá xuất khẩu là 401 nghìn tấn, tăng 5,1 lần và  đạt trị giá đạt gần 65 triệu USD, tăng 12 lần so với cùng kỳ năm 2016 .

Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất tiêu thụ than đá của Việt Nam với hơn 5 triệu tấn, tăng 4% và chiếm tới 80% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Hà Nhi

NHỮNG NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH QUÝ I/2017

(HQ Online)- Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong quý I/2017 đạt gần 31,76 tỷ USD, chiếm 71,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất, tuy nhiên giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước, còn lại hầu hết các nhóm hàng trong 10 nhóm hàng lớn nhất đều đạt mức tăng trưởng dương.

 

 

10 Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất quý I năm 2017 so với cùng kỳ 2016

Điện thoại các loại và linh kiện: Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 3/2016 đạt 3,09 tỷ USD, tăng 31% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 lên 7,77 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 3 tháng qua bao gồm: EU với 2,38 tỷ USD, giảm gần 6,1% và chiếm 30,6% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất: gần 901 triệu USD, giảm 19,9%; Hàn Quốc: 755 triệu USD, tăng 32,8%; Hoa Kỳ: 620 triệu USD, giảm 43%… so với cùng kỳ năm 2016.

Hàng dệt may: Xuất khẩu trong tháng đạt 2,1 tỷ USD, tăng mạnh 51,6% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2017 lên 5,62 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,72 tỷ USD, tăng 8,1 %; sang EU đạt 733 triệu USD, tăng 6,6%; sang Nhật Bản đạt 715 triệu USD, tăng 12,4% và sang Hàn Quốc: 617 triệu USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 3/2017 đạt mức cao nhất từ trước tới nay với kim ngạch là 2,19 tỷ USD, tăng 27,5% so với tháng trước. Qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của 3 tháng lên 5,52 tỷ USD, tăng cao 47,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong 3 tháng qua với kim ngạch đạt 1,37 tỷ USD, tăng cao 123,5%; tiếp theo là EU: 1,04 tỷ USD, tăng 12,3%. Tính riêng xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm đến 44% tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước.

Giầy dép các loại: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt hơn 1,09 tỷ USD, tăng 26,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 11,9% so với tháng trước.

Các thị trường nhập khẩu giầy dép các loại của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hoa Kỳ với 1,07 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) đạt 988 triệu USD, tăng 9,9%; thị trường Trung Quốc đạt 240 triệu USD, tăng 28,5%;…

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng gần 1,13 tỷ USD, tăng 24,3% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu cả quý là gần 2,91 tỷ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hoa Kỳ với 602 triệu USD, tăng 26,7%; thị trường Nhật Bản đạt 402 triệu USD, tăng 14,5%; thị trường Trung Quốc với 370 triệu USD, tăng 85,6%;…

Hàng nông sản (bao gồm các nhóm hàng: hàng rau quả; hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn): Xuất khẩu hàng nông sản trong tháng 3/2017 đạt 1,59 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản trong quý I/2017 đạt 3,94 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: Thị trường Trung Quốc với 1,47 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) với 748 triệu USD, tăng 24,8%; thị trường Hoa Kỳ với 457 triệu USD, tăng 23,5%; thị trường ASEAN với 371 triệu USD, giảm 17,5%; thị trường Nhật Bản với 92 triệu USD, tăng 17%; thị trường Hàn Quốc với 86 triệu USD, tăng 52%;…

Xuất khẩu hàng rau quả trong tháng đạt 280 triệu USD, tăng 49,5% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu quý I/2017 đạt 701 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hạt điều trong tháng đạt được mức tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá, với 24 nghìn tấn, trị giá 230 triệu USD, tăng 80,1% về lượng và 88% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt 56 nghìn tấn, trị giá 515 triệu USD, giảm 4,6% về lượng nhưng tăng 16,9% về trị giá.

Xuất khẩu cà phê trong tháng đạt 168 nghìn tấn, trị giá 382 triệu USD; tăng 14,8% về lượng và 15,1% về trị giá, đưa kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng/2017 đạt 454 nghìn tấn, trị giá gần 1,03 tỷ USD, giảm 4,3% về lượng, tuy nhiên lại tăng 27,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Gạo xuất khẩu trong tháng đạt 551 nghìn tấn, trị giá 251 triệu USD, tăng 38,8% về lượng và 47,2% về trị giá so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu gạo 3 tháng/2017 đạt 1,29 triệu tấn, trị giá 565 triệu USD, giảm 17,5% về lượng và 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Cao su trong tháng xuất khẩu được 66 nghìn tấn, trị giá 138 triệu USD, giảm 26,8% về lượng và 27,9% về trị giá, đưa kim ngạch xuất khẩu trong quý I của nhóm hàng này đạt 250 nghìn tấn, trị giá 511 triệu USD, tăng 6,7% về lượng tuy nhiên tăng 90,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 3/2017 đạt 603 triệu USD, tăng 41,6% tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2017 lên 1,51 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết tháng 3, hàng thủy sản của Việt Nam tăng trưởng ở hầu hết các thị trường chính trừ thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể, xuất sang Nhật Bản: 253 triệu USD, tăng 29,3%; Hoa Kỳ: 251 triệu USD, giảm 14,4%, sang Liên minh Châu Âu (EU): 249 triệu USD, tăng 2,3%; Trung Quốc: 144 triệu USD tăng 20,9% và Hàn Quốc: 141 triệu USD, tăng 26,4%…

Dầu thô: Lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 470 nghìn  tấn, giảm 11,8%, trị giá là 181 triệu USD, giảm 18,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3/2017, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 1,52 triệu tấn, giảm 16,2% và kim ngạch đạt 637 triệu USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước.

Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc: 704 nghìn tấn, giảm 39,8%; sang Nhật Bản: 237 nghìn tấn, tăng 206,9%; sang Sing-ga-po: 193 nghìn tấn (cùng kỳ năm 2016 không có lô dầu thô nào được xuất sang quốc gia này)…

Than đá: Xuất khẩu than đá của Việt Nam trong tháng 3/2017 đạt 194 nghìn tấn, tăng 45,2% so với tháng trước, trị giá đạt 30 triệu USD, tăng 31,8%. Trong 3 tháng đầu năm 2017, lượng than đá xuất khẩu là 401 nghìn tấn, tăng 5,1 lần và  đạt trị giá đạt gần 65 triệu USD, tăng 12 lần so với cùng kỳ năm 2016 .

Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất tiêu thụ than đá của Việt Nam với hơn 5 triệu tấn, tăng 4% và chiếm tới 80% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Hà Nhi

HỖ TRỢ HỢP CHUẨN ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

(HQ Online)- Ngày 11/4, tại TP.HCM, Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) phối hợp cùng Quỹ châu Á, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc tổ chức Hội thảo cập nhật hợp chuẩn của doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ để đẩy mạnh xuất khẩu.

Khách hàng quốc tế ngày càng yêu cầu nhiều hơn về các quy định hợp chuẩn. Ảnh: ST

Sau gần 3 năm thực hiện, được sự hỗ trợ của Quỹ châu Á, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, trên cơ sở khảo sát khách hàng nhập khẩu và doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, tiến hành các hoạt động can thiệp, Vietcraft đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống hợp chuẩn và chuẩn đoán hợp chuẩn trực tuyến cho các doanh nghiệp thuộc ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Ông Filip Graovac, Phó Trưởng đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam cho biết, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề hợp chuẩn.

Nếu trước đây các vấn đề hợp chuẩn chỉ thường là các yêu cầu về mặt chất lượng thì ngày nay các vấn đề hợp chuẩn được mở rộng rất nhiều bao gồm cả các vấn đề xã hội, môi trường, thậm chí cả các vấn đề an ninh. Trước thực tế đó, các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có kế hoạch và chiến lược phù hợp để thích ứng tốt hơn với các yêu cầu đó mặc dù đây là vấn đề không đơn giản do doanh nghiệp cần có sự đầu tư về nguồn lực và duy trì các chứng chỉ sau khi đã đạt được hợp chuẩn.

Khảo sát trong năm 2016 của Vietcraft đối với 100 nhà nhập khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cho thấy, có 67,4% nhà nhập khẩu yêu cầu nhà cung cấp Việt Nam yêu cầu hợp chuẩn từ 1-5 năm gần đây. Ngoài ra, 100% khách hàng đồng ý rằng trong 5 năm tới ít nhất 30% nhà cung cấp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về hợp chuẩn, 75% khách hàng đòi hỏi ít nhất 50% các nhà cung cấp của họ phải đáp ứng hợp chuẩn.

Hiện hầu hết khách hàng đều tự đánh giá nhà cung cấp theo tiêu chuẩn riêng của họ (như IKEA, Walmart, Target…) hoặc tham gia vào một tổ chức được công nhận rộng rãi như Better Work, SA8000, ICS, BSCI, SMETA… Nhưng gần đây, một số khách hàng ở Mỹ như Walmart cũng đang có xu hướng chấp nhận các chuẩn như BSCI hoặc SMETA mà không phải đánh giá lại trách nhiệm xã hội.

Trong khi đó, khảo sát của Vietcraft đối với các công ty thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng cho thấy chỉ khoảng 73% doanh nghiệp hiểu về các quy định của hợp chuẩn. Tỷ lệ này đạt cao hơn ở phía Nam với 94% doanh nghiệp, trong khi tại phía Bắc và miền Trung chỉ đạt 52%.

Ông Nguyễn Bá Ngọc, Phó Chủ tịch Vietcraft cho biết, doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng hợp chuẩn do hệ thống luật pháp Việt Nam chưa hoàn thiện, không đồng bộ và nằm rải rác. Nhiều mục khách hàng yêu cầu lại không có quy định trong luật pháp Việt Nam. Sản xuất hàng còn phụ thuộc nhiều vào làng nghề, khó khăn trong việc quản lý sản xuất và đáp ứng yêu cầu hợp chuẩn. 

Nhà cung cấp cũng gặp khó khăn trong việc bố trí nhân sự phụ trách hợp chuẩn; các chi phí để quy trì hệ thống hợp chuẩn còn rất cao, bao gồm khám sức khỏe, đo môi trường, xử lý chất thải… Theo ông Ngọc, các chi phí này có thể lên tới 100 triệu đồng/năm, gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ.

Tiêu chí đánh giá của khách hàng cũng khác nhau. Việc đánh giá của các đánh giá viên cũng có sự khác nhau giữa các công ty đánh giá, giữa các nhận viên trong cùng công ty đánh giá về cùng một vấn đề. Đặc biệt, mặc dù phải tốn kém nhiều chi phí và công sức để áp dụng hợp chuẩn, nhưng nhiều trường hợp khách hàng không có sự cam kết ổn định về đơn hàng, chỉ đặt 1 – 2 đơn hàng rồi ngưng dẫn tới tâm lý chán nản khi thực hiện hợp chuẩn của doanh nghiệp Việt Nam.

Trước thực tế đó, ông Ngọc cho rằng giải pháp sắp tới là cần tiếp tục mở rộng các hoạt động tư vấn, đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp. Đồng thời, cần có sự liên kết giữa các nhà cung cấp để có thể sử dụng một chứng chỉ của một nhà cung cấp xuất ủy thác cho nhiều nhà cung cấp. Các doanh nghiệp cũng cần đàm phán với các tập đoàn có yêu cầu hợp chuẩn từ nhà cung cấp, yêu cầu cam kết về nguồn hàng để có sự cam kết ổn định về đơn hàng…

Từ năm 2014, Vietcraft đã triển khai dự án “Nâng cao năng lực các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các hội viên của mình và góp phần xây dựng chính sách dựa trên thực tế” do Quỹ châu Á tài trợ. Đây là một phần dự án Hiệp hội doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vì sự phát triển năng động và toàn diện tại Việt Nam do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ.
Đến nay, sau 3 năm triển khai, dự án đã xây dựng hệ thống hợp chuẩn cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hệ thống được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản về tiêu chuẩn chất lượng, sinh thái và xã hội của các quy định hợp chuẩn quốc tế. Nguyên tắc xuyên suốt của bộ tiêu chí này dựa trên các nguyên tắc của sản xuất bền vững đã được Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Cơ quan phát triển môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) thông qua. Phát triển bền vững bao gồm yếu tố bền vững từ sản xuất đến tiêu dùng, từ bền vững về nguyên liệu, bền vững về quá trình sản xuất, bền vững về phân phối, bền vững về tiêu thụ của người tiêu dùng và bền vững sau khi sản phẩm hết tuổi thọ.

 

Nguyễn Hiền

Hướng dẫn mới về lập báo cáo quyết toán loại hình nhập sản xuất xuất khẩu

(HQ Online)-Để việc lập báo cáo quyết toán đối với loại hình nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu được thực hiện thống nhất, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu cục hai quan tỉnh, thành phố hướng dẫn DN loại hình này thực hiện lập và nộp báo cáo quyết toán.

DN nhập SXXK lập và nộp báo cáo quyết toán theo đúng quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Ảnh: N.Linh

DN lập và nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo đúng quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và hướng dẫn tại công văn 1501/TCHQ-GSQL ngày 29/2/2016 của Tổng cục Hải quan.

Theo đó, số liệu tồn đầu kỳ, số liệu tồn cuối kỳ được kết xuất từ hệ thống sổ kế toán tại thời điểm bắt đầu và kết thúc năm tài chính (không phân biệt theo thời điểm áp dụng Luật thuế XK, thuế NK).

Đối với nguyên liệu, vật tư NK theo loại hình kinh doanh đã nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định, sau khi sản xuất ra sản phẩm mà DN tìm được thị trường XK thì hoạt động này được xem xét hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ và không phải thực hiện báo cáo quyết toán; cơ quan Hải quan quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trên cơ sở hồ sơ đề nghị hoàn thuế đã nộp.

N.Linh