VCCI: Việc thu phí ở Hải Phòng sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm

(HQ Online)- Trước những bức xúc của DN về việc thu “Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu” qua cảng biển Hải Phòng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

Việc thu phí ở cảng Hải Phòng đang gây nhiều bức xúc cho DN. Ảnh: H.Dịu

Theo văn bản này của VCCI, thời gian qua, chính sách tăng phí và bổ sung phí mới tại Nghị quyết 148/2016/NQ-HĐND về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng đang gây nhiều quan ngại.Theo đó, mức phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan tăng cao so với mức phí của năm 2016 (tăng đến gần 70%, có loại phí tăng gấp đôi). Hơn nữa, quy định thêm mức phí hoàn toàn mới đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu. Điều này đã đi ngược lại tinh thần lại Nghị quyết 35 của Chính phủ về rà soát để giảm các chi phí kinh doanh.

TĐặc biệt, công văn của VCCI còn nhận định, quy trình lấy ý kiến xây dựng Nghị quyết 148 chưa phù hợp, quá gần với ngày ký ban hành nên DN không có đủ thời gian để tham gia ý kiến. Hơn nữa, từ thời điểm ký ban hành đến thời điểm phát sinh hiệu lực quá ngắn (17 ngày), không đủ cho các DN chuẩn bị, trong khi đây lại là chính sách tác động rất lớn tới quyền và lợi ích của các DN.

“Các giải trình từ phía cơ quan chủ trì soạn thảo chưa đủ thuyết phục, ít nhất là các điểm về căn cứ ban hành các mức phí, đánh giá tác động của chính sách đến đối tượng chịu tác động trực tiếp cũng như gián tiếp”, công văn nêu rõ.

Từ những bức xúc trên, VCCI lo ngại việc ban hành Nghị quyết 148 tại Hải Phòng sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm để các địa phương có cảng biển và cảng sân bay đặt ra các loại phí trong thời gian tới, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của DN.

Vì vậy, VCCI đề nghị Thủ tướng cân nhắc, xem xét những tác động của chính sách trên và chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền của Hải Phòng giải trình thuyết phục về các căn cứ đưa ra các mức phí tại Nghị quyết 148, trong đó có đánh giá tác động một cách toàn diện các đối tượng chịu tác động.

Nếu không giải trình hợp lý, VCCI đề nghị giữ nguyên các mức phí trước thời điểm Nghị quyết 148 có hiệu lực. Trong trường hợp giải trình hợp lý về việc ban hành Nghị quyết 148, VCCI đề nghị kéo dãn thời gian chuyển tiếp áp dụng quy định mới này, ít nhất là 06 tháng, để các DN có đủ thời gian chuẩn bị, tránh các tác động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của DN.

Trước đó, phản ánh của của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và nhiều DN hội viên của VCCI cho rằng, với chính sách tăng phí và bổ sung phí mới tại Nghị quyết 148, một số DN sợi dệt trung bình và lớn tại khu vực Thái Bình và Hà Nam, lượng xuất khẩu từ 150-400 container (40ft)/tháng/DN thì mỗi DN sẽ phải chi thêm từ 900 triệu đồng đến 2,4 tỷ đồng/năm. Các DN có hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành, lĩnh vực khác, dự kiến sẽ chi thêm hàng năm triệucho mỗi lần thông quan.

TKhông những thế, để được thông quan tại cảng biển Hải Phòng, các DN xuất nhập khẩu phải thực hiện thêm một thủ tục kê khai nộp phí hạ tầng mới. DN phải thực hiện các thủ tục hành chính như đến điểm thu phí, nhận tờ khai, kê khai và nộp tiền, theo thông tin từ DN thì thời gian để thực hiện cho thủ tục này từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ (chưa kể các khâu chuẩn bị và các vướng mắc phát sinh).

 

Hương Dịu

Những nhóm hàng xuất khẩu chính năm 2016

(HQ Online)- Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2016 đạt gần 126,85 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện (gần 34,32 tỷ USD); tiếp theo là hàng dệt may (hơn 23,84 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (gần 18,96 tỷ USD),…

Các thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn 2015-2016

Điện thoại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện trong tháng 12/2016 đạt gần 2,69 tỷ USD, giảm 17,9% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2016 đạt gần 34,32 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu điện thoại từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: thị trường EU (28 nước) với kim ngạch đạt gần 11,24 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ đạt kim ngạch hơn 4,3 tỷ USD, tăng 55,5%; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đạt kim ngạch 3,83 tỷ USD, giảm 14,5%; thị trường ASEAN đạt gần 2,27 tỷ USD, tăng 6,2%; …

Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may tháng 12/2016 đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng 21,1% so với tháng trước. Đưa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả năm 2016 đạt hơn 23,84 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong năm 2016 lớn nhất là Hoa Kỳ với kim ngạch hơn 11,45 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 là thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 3,56 tỷ USD, tăng 2,7%; thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 2,9 tỷ USD, tăng 4,2%; …

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,86 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2016 đạt 18,96 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm trước tương đương tăng 3,35 tỷ USD.

Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm với 4,1 tỷ USD, tăng 47,2%; tiếp theo là EU đạt 3,73 tỷ USD, tăng 16,5%; sang Hoa Kỳ đạt 2,89 tỷ USD, tăng 2,05%; sang Hà Lan đạt 1,75 tỷ USD, tăng mạnh 53,5%…so với năm trước.

Giày dép các loại: Xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam trong tháng 12 năm 2016 gần 1,34 tỷ USD,tăng 9,7%. Qua đó đưa kim ngạch cả năm của nhóm hàng này đạt 13 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm trước,

Xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ đạt 4,48 tỷ USD tăng gần 10%, sang EU đạt 4,22 tỷ USD tăng 3,51%; sang Trung Quốc đạt 905 triệu USD tăng 20%… so với năm 2015.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,03 tỷ USD, giảm 6,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt hơn 10,14 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác từ Việt Nam năm 2016 chủ yếu được xuất khẩu sang: Hoa Kỳ với kim ngạch gần 2,13 tỷ USD, tăng 27,2%; Nhật Bản đạt hơn 1,56 tỷ USD, tăng 10,9%; thị trường EU (28 nước) đạt hơn 1,29 tỷ USD, tăng 29,4%; ….

Hàng thủy sản: Xuất khẩu hàng thủy sản tháng 12/2016 đạt 657 triệu USD, giảm 3,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,4%, tương ứng tăng 484 triệu USD so với năm trước

Hàng thủy sản chủ yếu được xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,44 tỷ USD, tăng 9,7%; sang EU đạt 1,2 tỷ USD, tăng 3,6%; sang Nhật Bản 1,1 tỷ USD, tăng 6,2%; sang Trung Quốc đạt 685 triệu USD, tăng 53%…

Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt 749 triệu USD, tăng 18,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm của nhóm này đạt gần 6,97 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm 2016 chủ yếu sang: thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch gần 2,83 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 1,02 tỷ USD, tăng 4,7%; thị trường Nhật Bản đạt 981 triệu USD; giảm 5,9%; …

Hàng nông sản (gồm các nhóm hàng: hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo): Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong tháng 12/2016 đạt kim ngạch gần 1,1 tỷ USD. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2016 đạt hơn 12,45 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu từ các thị trường sau: Thị trường Trung Quốc với gần 3,13 tỷ USD, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) với hơn 2,59 tỷ USD, tăng 16,2%; Hoa Kỳ đạt hơn 1,87 tỷ USD, tăng 25,2%; ….

Than đá: Xuất khẩu than đá tháng 12/2016 đạt 284 nghìn tấn, tị giá 37 triệu USD, tăng 72,5% về lượng và 74,1% về giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả năm 2016 đạt gần 1,28 triệu tấn, trị giá 141 triệu USD; giảm 27% về lượng và 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.

Các thị trường nhập khẩu than đá từ Việt Nam năm 2016 như: Nhật Bản với kim ngạch 675 nghìn tấn, trị giá 65 triệu USD; tăng 5,4% về lượng và giảm 7,8% về trị giá; thị trường Malysia với 103 nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD; tăng 105,4% về lượng và 174,6% về trị giá; ….

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/

Incoterms 2010

EXW: Ex Works                  FCA: Free Carrier       FAS: Free Alongside Ship   FOB: Free On Board
CPT: Carriage Paid To     CIP: Carriage and       CFR: Cost and Freight         CIF: Cost, Insurance and
                                               Insurance paid to                                                             Freight
DAT: Delivered at              DAP: Delivered At       DDP: Delivered Duty
.       Terminal                              Place                              Paid

Xử lý sao đối với phần phế liệu quá 3% của hợp đồng gia công?

(HQ Online)- Bạn đọc gửi đến Báo Hải quan đề nghị được hướng dẫn về thủ tục hải quan liên quan xử lý đối với phần phế liệu quá 3% tổng lượng từng nguyên liệu của hợp đồng gia công và xuất bán vào thị trường nội địa. Vấn đề này, Cục Giám sát quản lý về hải quan đã hướng dẫn cụ thể.

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Việt Xanh. Ảnh: H.Nụ

Bạn đọc hỏi: DN có thực hiện hợp đồng gia công thì phần phế liệu quá 3% tổng lượng từng nguyên liệu sẽ được xử lý như thế nào? Cụ thể: Định mức đã bao gồm cả hao hụt của sản phẩm là: 1.9-2.5, tức là cứ 1.9-2.5 kg nguyên liệu sẽ gia công được 1kg thành phẩm. Phế liệu sẽ là 0.9-1.5kg (quá 3% tổng lượng từng nguyên liệu).

DN cho rằng, nếu theo Điều 10 Khoản 4 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì: Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã NK để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực NK theo hợp đồng gia công được miễn thuế NK khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan.

DN hỏi, với trường hợp này sẽ phải xử lý như thế nào? Hiện tại DN có thu gom toàn bộ những phế phẩm trên và xuất bán, cho dân quanh khu vực để nuôi gà, vịt…. và đã tiến hành kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương. Vì do đặc thù của ngành không thể lưu trữ toàn bộ phế phẩm thủy sản được (ô nhiễm). Vậy thủ tục với cơ quan Hải quan, DN sẽ phải kê khai và tiến hành thủ tục gì tiếp theo?

Trả lời DN về vấn đề này của bạn đọc, Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, căn cứ quy định tại Khoản 5, Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25-3-2015 của Bộ Tài chính và theo hướng dẫn tại Điểm b mục 8 Công văn số 18195/BTC-TCHQ ngày 8-12-2015 của Bộ Tài chính thì trường hợp phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng không vượt quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã NK của hợp đồng gia công này tính theo từng chủng loại nguyên liệu, vật tư của hợp đồng gia công thì khi bán, tiêu thụ nội địa phải kê khai nộp thuế theo quy định.

Cũng theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, căn cứ theo Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1-9-2016 của Chính phủ quy định các trường hợp miễn thuế đối với hàng hóa NK để gia công, sản phẩm gia công XK thì trường hợp phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã NK để gia công quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực NK cho hợp đồng gia công khi tiêu thụ nội địa không quy định được miễn thuế NK.

Theo hướng dẫn tại Điểm 6 mục III Công văn số 11567/TCHQ-TXNK ngày 8-12-2016 của Tổng cục Hải quan thì: “việc kê khai, nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) đối với phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa NK để gia công thực hiện trên tờ khai hải quan mới theo quy định về thay đổi mục đích sử dụng tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và mã loại hình là A42”,

Với các quy định này, Cục Giám sát quản lý về hải quan đề nghị DN thực hiện khai hải quan theo quy định tại Khoản 5, Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính khi thay đổi mục đích sử dụng và chuyển tiêu thụ nội địa.

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/

Thủ tục hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định số 167/2016/NĐ-CP về kinh doanh bán hàng miễn thuế, trong đó quy định cụ thể thủ tục hải quan, công tác giám sát hải quan đối với hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế.

Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế, doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa tạm nhập khẩu vào Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế, doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm xuất, tái xuất theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Ngoài ra, Nghị định quy định cụ thể thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với  các trường hợp:

Hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế; Hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và tàu bay phục vụ bán hàng trên các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam; Hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế chuyển mục đích; Hàng hóa tiêu hủy, hàng mẫu, hàng thử.

Thủ tục đối với tiền mặt của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế đưa vào, đưa ra khu cách ly, khu vực hạn chế.

Các thủ tục bán hàng miễn thuế cho từng đối tượng mua cụ thể cũng được quy định tại Nghị định. Gồm: đối tượng mua là người xuất cảnh, quá cảnh, khách trên tàu bay xuất cảnh, khách du lịch bằng đường biển, thuyền viên mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu cá nhân trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam; là người nhập cảnh tại cửa khẩu sân bay quốc tế; là hành khách đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam.

Đối tượng mua là người chờ xuất cảnh mua hàng tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa; tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ mua hàng tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa; là thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế.

Nghị định cũng quy định thủ tục hải quan đối với trường hợp một doanh nghiệp có nhiều cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế tại nhiều địa điểm khác nhau chịu sự quản lý của các Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác nhau.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2017 và bãi bỏ các văn bản sau: Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009; Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg ngày 19/7/2013; Quyết định số 39/2015/QĐ-TTg ngày 11/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 148/2013/TT-BTC ngày 25/10/2013; Thông tư số 207/2015/TT-BTC ngày 25/12/2015 của Bộ Tài chính.

Đối với hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế thuộc các tờ khai tạm nhập, tạm xuất trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế thực hiện thanh khoản theo quy định tại Thông tư số 148/2013/TT-BTC ngày 25/10/2013 của Bộ Tài chính.

Đối tượng và điều kiện mua hàng miễn thuế

1. Người xuất cảnh, quá cảnh sau khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế.

2. Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam được mua hàng miễn thuế trên tàu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam.

3. Người nhập cảnh được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế đặt tại khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh, không được mua hàng miễn thuế sau khi đã ra khỏi khu vực hạn chế tại cảng hàng không dân dụng quốc tế.

4. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa. Khi mua hàng miễn thuế cho tổ chức phải xuất trình sổ định mức hàng miễn thuế. Khi mua hàng miễn thuế cho cá nhân phải xuất trình sổ định mức hàng miễn thuế kèm chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp hoặc hộ chiếu.

5. Đối tượng mua hàng là thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế (bao gồm tàu biển có quốc tịch nước ngoài và tàu biển có quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế) được mua hàng miễn thuế tại cảng biển loại 1, cửa hàng miễn thuế trong nội địa phục vụ cho nhu cầu cá nhân, nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên để sử dụng trên tàu trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam và để sử dụng trên tàu ngoài lãnh hải Việt Nam sau khi tàu xuất cảnh.

(Theo Nghị định số 167/2016/NĐ-CP của Chính Phủ)