HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INCOTERM 2010

Trong kinh doanh quốc tế, các bên mua bán thường phải đàm phán rất kỹ lưỡng và chi tiết từng điều khoản trong hợp đồng ngoại thương. Điều này giúp cho hai bên đi đến thống nhất về trách nhiệm, quyền lợi, chi phí cũng như những rủi ro về hàng hóa mà mình phải gánh chịu trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Nhưng cứ mỗi lần ký kết đàm phán với một khách hàng mới cũng như hợp đồng mới lại phải thương lượng lại các điều khoản sao cho thỏa mãn cả hai bên … công việc này rất mất thời gian và tiền bạc.

Incoterms 2010
Hình 1: Nội dung mô phỏng các CSGH trong Incoterms 2010

Chính vì thế, INCOTERMS đã ra đời và giảm tải được một số khâu trong đàm phán khi tiến hành ký kết hợp đồng thương mại quốc tế (vì khi thỏa thuận sử dụng điều kiện nào thì phải tuân thủ các quy định về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bên mua và bán theo điều kiện ấy)

Incoterms (International commercial terms – những điều kiện thương mại quốc tế) được ICC (International Chamber of Commerce) phát hành lần đầu vào năm 1936 gồm 7 điều kiện thương mại (EXW, FCA, FOR/FOT, FAS, FOB, C&F, CIF).

Và cho Đến nay, Incoterms đã được sửa đổi bổ sung 7 lần vào các năm:
• 1953: Thêm điều kiện EX SHIP, EX QUAY
• 1967: Thêm DAF và DDP
• 1976: Thêm FOB airport
• 1980: Thêm CPT và CIP
• 1990: Có 13 điều kiện, bỏ FOR/FOT, FOB airport, thêm DDU
• 2000: Giống Incoterms 1990 về cấu trúc nhưng thay đổi một số chi tiết.
• 2010: Có một số thay đổi so với incoterms 2000
Sau đây, TDgroup sẽ giới thiệu các điều khoản (CSGH – cơ sở giao hàng) trong Incoterms 2010 tới các bạn độc giả để hiểu, nắm vững kiến thức và vận dụng vào thực tiễn trong thương mại quốc tế ngày nay.
Incoterms 2010 có 11 CSGH như sau:

Incoterms 2010
Hình 2: Nội dung mô phỏng các CSGH trong Incoterms 2010

 

EXW:     Ex works (ngay tai cơ sở người bán)      Tất cả các phương tiện vận tải

Hình 3: Cơ sơ giao hàng EXW (Incoterms 2010)
Hình 3: Cơ sơ giao hàng EXW (Incoterms 2010)

 

FCA:      Free carrier (giao cho người vận tải – đầu tiên)     Tất cả các phương tiện vận tải

Hình 4: Cơ sơ giao hàng FCA (Incoterms 2010)
Hình 4: Cơ sơ giao hàng FCA (Incoterms 2010)

 

FAS:      Free alongside ship (giao dọc mạn tàu)      Phương tiện vận tải thủy

Hình 5: Cơ sơ giao hàng FAS (Incoterms 2010)
Hình 5: Cơ sơ giao hàng FAS (Incoterms 2010)

 

FOB:     Free on board (Giao xuống tàu)      Phương tiện vận tải thủy

Hình 6: Cơ sơ giao hàng FOB (Incoterms 2010)
Hình 6: Cơ sơ giao hàng FOB (Incoterms 2010)

 

CFR:     Cost and freight (Chi phí hàng hóa và cước phí tàu)      Phương tiện vận tải thủy

Hình 7: Cơ sơ giao hàng CFR (Incoterms 2010)
Hình 7: Cơ sơ giao hàng CFR (Incoterms 2010)

 

CIF:      Cost insurance freight (Chi phí hàng, phí bảo hiểm, cước phí)     Phương tiện vận tải thủy

Hình 8: Cơ sơ giao hàng CIF (Incoterms 2010)
Hình 8: Cơ sơ giao hàng CIF (Incoterms 2010)

 

CPT:     Carriage paid to (Hàng, cước phí trả tới…)     Tất cả các phương tiện vận tải

Hình 9: Cơ sơ giao hàng CPT (Incoterms 2010)
Hình 9: Cơ sơ giao hàng CPT (Incoterms 2010)

 

CIP:      Carriage insurance paid to (hàng, phí bảo hiểm, cước phí trả tới…)    Tất cả các phương tiện vận tải

Hình 10: Cơ sơ giao hàng CIP (Incoterms 2010)
Hình 10: Cơ sơ giao hàng CIP (Incoterms 2010)

 

DAP:     Delivery at place (giao hàng tại nới …)        Tất cả các phương tiện vận tải

Hình 11: Cơ sơ giao hàng DAP (Incoterms 2010)
Hình 11: Cơ sơ giao hàng DAP (Incoterms 2010)

 

DAT:     Delivery at Terminal (Giao hàng tại terminal bên nhập)     Tất cả các phương tiện vận tải

Hình 12: Cơ sơ giao hàng DAT (Incoterms 2010)
Hình 12: Cơ sơ giao hàng DAT (Incoterms 2010)

 

DDP:    Delivery duty paid to (Giao hàng và nộp thuế đến cơ sở của người mua)     Tất cả các phương tiện vận tải

Hình 13: Cơ sơ giao hàng DDP (Incoterms 2010)
Hình 13: Cơ sơ giao hàng DDP (Incoterms 2010)

Trải qua các lần sửa đổi, dần dần Incoterms cũng đã giúp cho quan hệ thương mại quốc tế cải thiện rõ rệt (bằng chứng là ít tranh cãi về trách nhiệm cũng như rủi ro về hàng hóa xuất nhập khẩu hơn).

TDgroup giới thiệu nhóm 06 CSGH chính yếu của Incoterms như sau:

Hình 14: Cơ sơ giao hàng CHỦ CHỐT của Incoterms
Hình 14: Cơ sơ giao hàng CHỦ CHỐT của Incoterms

Trong Incoterms luôn quy định rõ trách nhiệm của ngời mua và người bán rất rõ ràng và tùy từng cơ sở giao hàng được chọn thì trách nhiệm của người mua và người bán có thể nhiều hoặc ít đi.

TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN MUA VÀ BÁN THEO Incoterms 2010
TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN MUA VÀ BÁN THEO Incoterms 2010

 

CEO TDgroup – THS. Mai Văn Thành (sưu tầm và biên soạn)

PHÍ DEMURAGE – DETENTION – STORAGE CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CONTAINER)

Hiện nay, việc vận tải bằng container đóng vai trò rất là quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Song song với lợi ích đó, Việc phát sinh các khoản phí mà Các hãng tàu và các cảng phụ thu thêm từ khách hàng cũng rất nhiều, ví dụ như:
CIC (EIC, CIS,…) – phí mất cân bằng container;
phí vệ sinh container;
phí hàng nặng;
Phí DEM – Phí phạt lưu container hàng quá lâu ngoài cảng (bãi);
phí DET – phí phạt chiếm dụng vỏ container của hãng tàu quá lâu;
Phí STORAGE – phí phạt lưu container tại bãi của cảng…

Vậy, Trong bài viết này Trung tâm Đào tạo Nguồn Nhân Lực Logistics Thành Đạt sẽ trình bày 03 loại PHÍ DEMURAGE – DETENTION – STORAGE là gì và cách tính ra sao để các bạn cùng tìm hiểu nhé.

1. DEM, DET, STORAGE là gì

A. Phí DEM: DEMURAGE – Phí phạt lưu conainer hàng hóa tại cảng (Hãng tàu sẽ thu của chủ hàng), Phí này Hãng tàu sẽ thu khi khách hàng lưu container hàng của mình tại cảng quá thời gian FREE mà hãng tàu cho khách hàng hưởng ưu đãi.

PHÍ DEMURAGE - DETENTION - STORAGE CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CONTAINER)

B. Phí DET: DETENTION – Phí phạt chiếm dụng vỏ container của hãng tàu quá lâu (Hãng tàu sẽ thu từ chủ hàng), Phí này hãng tàu sẽ thu nếu chủ hàng lấy vỏ container ra khỏi bãi của hãng tàu quá thời gian FREE mà hãng tàu cho khách hàng hưởng ưu đãi.

PHÍ DEMURAGE - DETENTION - STORAGE CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CONTAINER)

C. Phí STORAGE – Phí này là phí lưu container tại bãi của cảng, Cảng sẽ thu phí này (có thể thu trực tiếp từ chủ hàng hoặc thu thông qua hãng tàu), Phí này cảng cũng thu nếu như việc lưu container tại bãi của cảng quá lâu.

PHÍ DEMURAGE - DETENTION - STORAGE CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CONTAINER)

PHÍ DEMURAGE - DETENTION - STORAGE CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CONTAINER)

2. DEM, DET, STORAGE ĐỐI VÓI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU (CONTAINER)

Chúng ta đi xét ví dụ sau:

Một khách hàng BOOKING 50 container 20ft-DC đi Châu Âu nhận vỏ container tại Bãi ở ICD Transimex và hạ container có hàng tại Cảng Cát Lái. Trên BOOKING CONFIRMATION có ghi: Lấy vỏ container trước ngày 25/10 và hạ bãi trước ngày 31/10. Chủ hàng theo BOOKING nhận vỏ container ngày 12/10 để về đóng hàng hóa và giao container có hàng hạ bãi và vào sổ tàu ngày 23/10. Hãng tàu ghi chú là: FREE DEM là 5 ngày; FREE DET là 3 ngày; cảng cho FREE STORAGE là 7 ngày.

Vậy, Khách hàng sẽ chịu những khoản phí phạt sau đây:

A. Phí DET, do khách hàng nhận vỏ container từ ngày 12/10, và được FREE 3 ngày. Do đó, khách hàng phải gửi lại container có hàng trước ngày 15/10; nếu hạ bãi từ ngày 15/10 thì khách hàng sẽ bị phạt phí DET. Theo ví dụ, khách hàng hạ ngày 23/10, tức là bị trễ 08 ngày và chịu phí DET 8 ngày của hãng tàu. (sau đó nhân với mức phí của hãng tàu – LƯU Ý phạt LŨY TIẾN)

PHÍ DETENTION mà khách hàng phải nộp là: 4D*12.0 + 4D*22.0 = 136.0 USD/cont

B. Phí DEM, hãng tàu co FREE 5 ngày, do đó, nếu khách hàng hạ bãi sau ngày 26/10 là không bị phạt phí DEM. Nhưng Khách hàng hạ container hàng hóa tại bãi ngày 23/10 (theo ví dụ đề ra) do đó bị phạt DEM là 4 ngày. Hãng tàu sẽ phạt khách hàng phí DEM là 4 ngày nhân với biểu phí của hãng tàu (LƯU Ý phí LŨY TIẾN).

PHÍ DEMURAGE mà khách hàng phải nộp là: 4D*12.0 = 48.0 USD/cont

C. Phí STORAGE, theo đề bài thì nếu khách hàng hạ bãi sau ngày 24/10 thì cảng sẽ không thu phí STORAGE (vì cảng cho FREE STORAGE 7 ngày). Nhưng theo đề bài thì khách hàng hạ bãi container hàng hóa ngày 23/10, tức là hạ sớm 2 ngày. Do đó, Cảng sẽ thu phí STORAGE của khách hàng là 2 ngày nhân với mức phí mà cảng áp dụng (LƯU Ý phí LŨY TIẾN)

PHÍ STORAGE mà khách hàng phải nộp là: 2 ngày * 34,000 = 68,000.0 VNĐ/cont

3. DEM, DET, STORAGE ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU (CONTAINER)

Chúng ta đi xét ví dụ sau:

Một khách hàng Nhập khẩu 25 container 20ft-DC từ Mỹ về Việt Nam, các container hạ tại Bãi Cát Lái. Trên ARRIVAL NOTE có ghi: Container nhập bãi là ngày 15/10, Hãng tàu thông báo cho FREE DEM 05 ngày, FREE DET 03 ngày; và giả sử cảng cho FREE STORAGE 07 ngày chẳng hạn.

Trên thực tế, ví dụ khách hàng vì lý do nào đó (kho hàng không đủ rộng, chờ bán hàng cho khách hàng trong nước, hoặc chưa hoàn thành các thủ tục,… nên lấy hàng trễ. Giả sử khách hàng lấy hàng ra khỏi cảng là ngày 2/11 và trả vỏ container ngày 10/11.

Vậy, các phí DEM, DET, STORAGE được tính như sau:

A. Phí DEM, hãng tàu cho FREE 5 ngày, do đó, nếu khách hàng lấy container ra khỏi bãi trước ngày 20/10 là không bị phạt phí DEM. Nhưng Khách hàng lấy container hàng hóa ra khỏi bãi bãi của cảng ngày 2/11 (theo ví dụ đề ra) do đó bị phạt DEM là 14 ngày. Hãng tàu sẽ phạt khách hàng phí DEM là 14 ngày nhân với biểu phí của hãng tàu (LƯU Ý phí LŨY TIẾN).

PHÍ DEMURAGE mà khách hàng phải nộp là: 4D*12.0 + 4D*22.0 + 7D*44.0 = 444.0 USD/cont

B. Phí STORAGE, theo đề bài thì nếu khách hàng lấy hàng khỏi của cảng bãi trước ngày 22/10 thì cảng sẽ không thu phí STORAGE (vì cảng cho FREE STORAGE 7 ngày). Nhưng theo đề bài thì khách hàng lấy container ra khỏi bãi hàng hóa ngày 2/11, tức là lấy trễ 11 ngày. Do đó, Cảng sẽ thu phí STORAGE của khách hàng là 11 ngày nhân với mức phí mà cảng áp dụng (LƯU Ý phí LŨY TIẾN)

PHÍ STORAGE mà khách hàng phải nộp là: 11 ngày * 34,000 = 374,000 VNĐ/cont

C. Phí DET, do khách hàng lấy container ra khỏi bãi từ ngày 2/11, và được FREE 3 ngày. Do đó, khách hàng phải gửi trả lại vỏ container trước ngày 5/11; nếu trả vỏ container từ ngày 5/11 thì khách hàng sẽ bị phạt phí DET. Theo ví dụ, khách hàng trả vỏ container ngày 10/11, tức là bị trễ 05 ngày và chịu phí DET 5 ngày của hãng tàu. (sau đó nhân với mức phí của hãng tàu – LƯU Ý phạt LŨY TIẾN)

PHÍ DETENTION mà khách hàng phải nộp là: 4D*12.0 + 1D*22.0 = 70.0 USD/cont

THS. MAI VĂN THÀNH – https://tdgroup.edu.vn/