XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN NĂM 2017 ĐẠT 36,37 TỶ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 3,13 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này năm 2017 đạt con số 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016.

Xuất khẩu, nông sản, lâm sản, thủy sản
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,96 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,97 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số các mặt hàng nông sản, gạo, cao su, chè, hạt điều là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cả về lượng và giá trị. Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu tháng 12 năm 2017 ước đạt 426 nghìn tấn với giá trị đạt 199 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo năm 2017 ước đạt 5,89 triệu tấn và 2,66 tỷ USD, tăng 22,4% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2017 đạt 450,9 USD/tấn, giảm 0,37% so với cùng kỳ năm 2016. Trong số các thị trường gạo xuất khẩu, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 với 39,5% thị phần. bo chuyen doi tin hieu pt100 

Đối với mặt hàng cao su, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12 năm 2017 đạt 175 nghìn tấn với gái trị đạt 253 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su năm 2017 ước đạt 1,39 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, tăng 11% về khối lượng và 35,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 1.654,7 USD/tấn, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2016.   cam bien nhiet do pt100 

Tương tự đối với mặt hàng chè, năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu ước đạt 140 nghìn tấn và 229 triệu USD, tăng 7,2% về khối lượng và tăng 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 11 tháng đầu năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 29,8% thị phần, giảm 12,8% về khối lượng và giảm 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè trong 11 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Đài Loan, Ả Rập XêÚt.

Cùng với các mặt hàng nông sản nói trên, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hạt điều có sự tăng nhẹ về khối lượng nhưng giá trị tăng cao do tăng giá. Cụ thể, năm 2017, khối lượng xuất khẩu hạt điều ước đạt 353 nghìn tấn và 3,52 tỷ USD, tăng 1,9% về khối lượng và tăng 23,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá điều xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 9.926,3 USD/tấn, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 35%, 15,6% và 12,9%.

Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu, cà phê là mặt hàng duy nhất có sự sụt giảm cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể, năm 2017, khối lượng cà phê xuất khẩu ước đạt 1,42 triệu tấn và 3,21 tỷ USD, giảm 20,2% về khối lượng và 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 14,6% và 12,7%.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 2,46 tỷ USD, đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong 12 tháng năm 2017 đạt 27,82 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, tính chung năm 2016, ngành nông nghiệp xuất siêu 8,55 tỷ USD.

Nguyễn Hạnh

Nguồn: http://baocongthuong.com.vn

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VỮNG VÀNG MỤC TIÊU 8 TỶ USD

(HQ Online)- Với đà XK thuận lợi, dự kiến kim ngạch XK thủy sản cả năm sẽ đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2016.

Năm nay thời tiết khá thuận lợi cho việc nuôi tôm, tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến, XK. Ảnh: N.Thanh.

Tăng hơn 18% so với cùng kỳ

Suốt từ đầu năm đến nay, XK thủy sản luôn ở đà tăng trưởng đi lên so với các tháng cùng kỳ năm trước. Theo Bộ NN&PTNT, lũy kế 8 tháng đầu năm, XK thủy sản ước đạt 5,13 tỷ USD, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, chiếm 55,6% tổng giá trị XK. 7 tháng qua, các thị trường có giá trị XK thủy sản tăng mạnh điển hình phải kể tới là Trung Quốc (trên 57%), Nhật Bản (30,8%), Anh (trên 30%), Hàn Quốc (28,8%)…

Theo đại diện Bộ NN&PTNT: Năm nay tình hình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với hai mặt hàng thủy sản chủ lực là cá tra và tôm có những tín hiệu khá tích cực, tạo nguồn cung ổn định cho XK. Cụ thể, đối với mặt hàng cá tra, các ao nuôi cá tra được quản lý và quy hoạch chặt chẽ. Từ đầu năm đến nay, giá cá tra có xu hướng tăng nên người nuôi dần ổn định sản xuất. Diện tích nuôi cá tra hiện có đạt 4.746 ha, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Vào vụ thu hoạch chính, sản lượng thu hoạch 8 tháng của các tỉnh ĐBSCL tăng trưởng khá, đạt trên 815 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Đồng Tháp là tỉnh có sản lượng thu hoạch lớn nhất đạt trên 303 nghìn tấn, tăng tới 25,4% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với mặt hàng tôm, nhìn chung thời tiết năm nay thuận lợi hơn rất nhiều so với năm 2016 nên nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL tăng khá. Cụ thể, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 8 tháng ước đạt 63,6 nghìn ha, tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước với sản lượng ước đạt hơn 165 nghìn tấn, tăng mạnh gần 34%. Với tôm sú, sản lượng thu hoạch trong 8 tháng đầu năm ước đạt hơn 150 nghìn tấn, tăng 8,1%. Đặc biệt, điểm đáng chú ý là, giá tôm nguyên liệu hiện vẫn duy trì ở mức ổn định và có xu hướng tăng, tạo thêm động lực cho người nuôi trồng.

Cả năm xuất khẩu đạt 8 tỷ USD

Thời gian vừa qua, việc Hoa Kỳ quyết định kiểm tra 100% lô hàng cá tra của Việt Nam XK vào thị trường này theo chương trình thanh tra cá da trơn từ ngày 2/8 thay vì kế hoạch từ ngày 1/9 trước đó đã đặt ra những lo ngại về tình hình XK cá tra nói riêng và XK thủy sản nói chung.

Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: Thông thường mỗi năm, giá trị XK cá tra vào Hoa Kỳ chiếm khoảng trên 21% tổng giá trị XK mặt hàng này. Khi Hoa Kỳ thực hiện kiểm tra 100% lô hàng cá tra XK từ Việt Nam, hàng được đưa về kho do phía Hoa Kỳ yêu cầu và phía Hoa Kỳ sẽ lấy mẫu khoảng 3% trên tổng số hàng đem đi kiểm tra. Hiện nay, Việt Nam chỉ có 3 DN XK cá tra vào Hoa Kỳ. Các DN vừa tập trung sản xuất tự chủ nguồn cá tra, vừa mua thêm nguyên liệu từ các hộ nuôi trồng khác. Ngoài sự chuẩn bị của các DN, Bộ NN&PTNT cũng ban hành Chương trình kiểm soát cá da trơn XK sang thị trường Hoa Kỳ nhằm kiểm soát tốt hơn vấn đề này. “Vì vậy, mặc dù phía Hoa Kỳ áp dụng kiểm tra 100% lô hàng khá gắt gao, song động thái này không gây ảnh hưởng nhiều tới XK cá tra nói riêng và XK thủy sản nói chung trong cả năm nay. Dự kiến, XK cá tra cả năm đạt khoảng 1,7 tỷ USD và XK thủy sản tự tin đạt mức 8 tỷ USD, tăng tới hơn 1 tỷ USD so với năm 2016”, ông Oai nhấn mạnh.

Trên thực tế, thời gian qua cùng với đà tăng trưởng của XK, kim ngạch NK thủy sản cũng tăng khá mạnh. Cụ thể, báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, 8 tháng đầu năm, giá trị NK thủy sản đạt hơn 900 triệu USD, tăng trên 31% so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường NK thủy sản lớn nhất trong 7 tháng đầu năm là Ấn Độ (chiếm 26,4% thị phần), tiếp ngay sau đó là Trung Quốc với 8,8% thị phần. Trước một số ý kiến băn khoăn đặt ra về việc thủy sản XK tăng song cũng phụ thuộc nguồn nguyên liệu NK, ông Oai cho biết thêm: Việt Nam hiện đang XK thủy sản tới hơn 100 quốc gia. Nguồn nguyên liệu trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu chế biến hàng XK. Tuy nhiên, khi dư thừa công suất, việc NK thêm nguyên liệu chế biến, XK, góp phần tăng thêm giá trị gia tăng là điều đáng mừng, không có gì đáng lo ngại.

Về những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo, Tổng cục Thủy sản phải tiếp tục hoàn thiện Luật Thủy sản theo tinh thần đảm bảo chất lượng và tiến độ để trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cũng phải tích cực phối hợp với Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản tổ chức hội nghị quán triệt 6 tỉnh nuôi tôm trọng điểm trên cả nước về vấn đề kháng sinh và tạp chất.

Thanh Nguyễn

XUẤT KHẨU THỦY SẢN DỰ KIẾN ĐẠT 7,4 TỶ USD

(HQ Online)- Xuất khẩu thủy sản cả năm được dự báo tăng trưởng vào khoảng 5% đến 6%, với trị giá kim ngạch đạt khoảng 7,4 tỷ USD.
Biểu đồ tỉ lệ (%) về thị trường xuất khẩu thủy sản tính hết tháng 4/2017. Biểu đồ: T.Bình.

4 tháng qua, xuất khẩu thủy sản- ngành hàng xuất khẩu lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá 10,1%, với trị giá kim ngạch 2,15 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn mức 5,3% của cùng kỳ năm ngoái.

Phân tích về tốc độ tăng trưởng vừa qua, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe cho rằng, kết quả xuất khẩu những tháng đầu năm chưa phản ánh được nhiều về bức tranh xuất khẩu thủy sản của cả nước vì đây chưa phải là thời điểm chính vụ.

Năm 2016, thủy sản xuất khẩu đạt trị giá kim ngạch 7,043 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015.

 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vừa qua cũng rất đáng ghi nhận. Theo ông Trương Đình Hòe, sự tăng trưởng nêu trên cho thấy đơn giá bình quân năm nay cao hơn cùng kỳ năm ngoái (vì sản lượng xuất khẩu không tăng nhiều).

“Đơn giá bình quần tăng cao có thể do yếu tố doanh nghiệp tăng sản phẩm có hàm lượng gia trị gia tăng; do yếu tố giá nguyên liệu đầu vào tăng nên tăng giá sản phẩm bán ra; hoặc trường hợp nguồn cung trên thị trường thế giới không đạt như dự báo cũng có thể là yếu tố để tăng giá sản phẩm”- Tổng Thư ký VASEP nói.

Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, lĩnh vực thủy sản đang dựa chủ yếu vào 3 mặt hàng chính là tôm, cá tra và các mặt hàng hải sản khác.

Với thực tế hiện nay và quy luật nhiều năm qua, ông Trương Đình Hòe dự báo kết quả xuất khẩu cả năm của ngành hàng này tăng khoảng 5% đến 6% và đạt 7,4 tỷ USD.

Một điểm đáng chú ý được Tổng Thư ký VASEP thông tin là ở thị trường Hoa Kỳ- một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống quan trọng của ngành hàng thủy sản, sản phẩm của Việt Nam đang gặp nhiều bất lợi như sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia Ấn Độ, Indonesia…; các rào cản thương mại của Hoa Kỳ, nhất là việc áp thuế chống bán phá giá.

Trong một thông tin liên quan, theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 4, cả nước có 4 thị trường xuất khẩu thủy sản đạt trị giá kim ngạch 100 triệu USD trở lên. Trong đó, Hoa Kỳ đạt 361 triệu USD, Nhật Bản đạt 360 triệu USD, Trung Quốc đạt 230 triệu USD và Hàn Quốc đạt 200 triệu USD.

Thái Bình

Nguồn:http://www.baohaiquan.vn/

NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN NHẬP KHẨU

Tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã quy định các trường hợp miễn và miễn có thời hạn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi thủy sản nhập khẩu.

 

Theo đó, các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi thủy sản (TACN) nhập khẩu, bao gồm:

 
 
 

TACN tạm nhập tái xuất; TACN quá cảnh, chuyển khẩu; TACN gửi kho ngoại quan; TACN là hàng mẫu tham gia các hội chợ, triển lãm; TACN là mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm; TACN là mẫu để thử nghiệm, kiểm nghiệm, khảo nghiệm.

 
 
 

Việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn được áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 
 
 

Là TACN nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị NK đã có giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng NK liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường; hoặc 03 lô hàng NK liên tiếp theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn trong thời gian không quá 12 tháng trước đó.

 
 
 

Việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn không áp dụng đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh.

 
 
 

Trong thời hạn được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc tổ chức chỉ định được giao nhiệm vụ giám sát hàng hóa theo chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn có thể tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên hàng hóa NK theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về chất lượng sản phẩm.

 
 
 

Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì tiến hành các biện pháp xử lý như đối với những lô hàng vi phạm chất lượng và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt ngay việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn tại thời điểm đó và chuyển sang chế độ kiểm tra chặt.

 
 
 

Tổ chức, cá nhân NK có thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn nêu trên gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 
 
 

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng TACN có thời hạn; Giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (bản sao chụp có xác nhận của đơn vị NK).

 
 
 

Tổ chức, cá nhân NK có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn đến tổ chức được chỉ định để xác nhận việc miễn kiểm tra vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng cho từng lô hàng nhập khẩu làm điều kiện để thông quan hàng hóa.

Nguồn: https://www.customs.gov.vn/