XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN NĂM 2017 ĐẠT 36,37 TỶ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 3,13 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này năm 2017 đạt con số 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016.

Xuất khẩu, nông sản, lâm sản, thủy sản
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,96 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,97 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số các mặt hàng nông sản, gạo, cao su, chè, hạt điều là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cả về lượng và giá trị. Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu tháng 12 năm 2017 ước đạt 426 nghìn tấn với giá trị đạt 199 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo năm 2017 ước đạt 5,89 triệu tấn và 2,66 tỷ USD, tăng 22,4% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2017 đạt 450,9 USD/tấn, giảm 0,37% so với cùng kỳ năm 2016. Trong số các thị trường gạo xuất khẩu, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 với 39,5% thị phần. bo chuyen doi tin hieu pt100 

Đối với mặt hàng cao su, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12 năm 2017 đạt 175 nghìn tấn với gái trị đạt 253 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su năm 2017 ước đạt 1,39 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, tăng 11% về khối lượng và 35,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 1.654,7 USD/tấn, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2016.   cam bien nhiet do pt100 

Tương tự đối với mặt hàng chè, năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu ước đạt 140 nghìn tấn và 229 triệu USD, tăng 7,2% về khối lượng và tăng 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 11 tháng đầu năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 29,8% thị phần, giảm 12,8% về khối lượng và giảm 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè trong 11 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Đài Loan, Ả Rập XêÚt.

Cùng với các mặt hàng nông sản nói trên, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hạt điều có sự tăng nhẹ về khối lượng nhưng giá trị tăng cao do tăng giá. Cụ thể, năm 2017, khối lượng xuất khẩu hạt điều ước đạt 353 nghìn tấn và 3,52 tỷ USD, tăng 1,9% về khối lượng và tăng 23,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá điều xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 9.926,3 USD/tấn, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 35%, 15,6% và 12,9%.

Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu, cà phê là mặt hàng duy nhất có sự sụt giảm cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể, năm 2017, khối lượng cà phê xuất khẩu ước đạt 1,42 triệu tấn và 3,21 tỷ USD, giảm 20,2% về khối lượng và 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 14,6% và 12,7%.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 2,46 tỷ USD, đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong 12 tháng năm 2017 đạt 27,82 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, tính chung năm 2016, ngành nông nghiệp xuất siêu 8,55 tỷ USD.

Nguyễn Hạnh

Nguồn: http://baocongthuong.com.vn

VIỆT NAM NK TRỞ LẠI MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN TỪ ẤN ĐỘ

(HQ Online)- Từ ngày 10/5/2017, các mặt hàng nông sản từ Ấn Độ bị tạm ngừng nhập khẩu trước đây sẽ được tiếp tục nhập khẩu vào Việt Nam. 

Các mặt hàng nông sản từ Ấn Độ bị tạm ngừng nhập khẩu trước đây sẽ được tiếp tục nhập khẩu vào Việt Nam Ảnh: Internet.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa ban hành Quyết định số 1644/QĐ-BNN-BVTV về việc tiếp tục nhập khẩu các mặt hàng có nguy cơ cao mang theo mọt lạc serratus từ Ấn Độ. Các mặt hàng nông sản bao gồm: Lạc (Arachis hypogaea), hạt muồng (Cassia spp.), hạt ca cao (Theobroma cacao), hạt đậu cô-ve (Phaseolus spp.) và quả me (Tamarindus indica).

Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của Ấn Độ tăng cường kiểm dịch thực vật nhằm đảm bảo ngăn chặn triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật trên hàng xuất khẩu sang Việt Nam.

Đồng thời, tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với nông sản nêu trên từ Ấn Độ nhằm đảm bảo không để đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào Việt Nam.

Trước đó, ngày 1/3, Bộ NN&PTNT đã có văn bản số 558/QĐ-BNN-BVTV tạm ngừng nhập khẩu các nông sản trên do nguy cơ nhiễm mọt Caryedon serratus Olivier, loại mọt có thể gây tổn thất lớn cho các loại nông sản bảo quản trong kho, gây hại lạc, hạt muồng, hạt ca cao, đậu cô-ve và quả me

Xuân Thảo

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/

ẤN ĐỘ HỦY LỆNH TẠM NGƯNG NHẬP MỘT SỐ NÔNG SẢN TỪ VIỆT NAM

(HQ Online)- Ấn Độ sẽ tiếp tục nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ Việt Nam là hồ tiêu, cà phê, khoai mỳ (sắn), quế và thanh long. 

Giá hồ tiêu thời gian qua liên tục giảm do lệnh cấm nhập khẩu của Ấn Độ Ảnh: Internet.

Sau khi nhận được thông báo của Ấn Độ về việc tạm thời không nhập khẩu một số nông sản từ Việt Nam, gồm: Hồ tiêu, cà phê, khoai mỳ (sắn), quế và thanh long, Bộ Công Thương đã có công hàm đề nghị phía Ấn Độ tuân thủ thông lệ quốc tế cũng như sớm bãi bỏ việc tạm dừng nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam.

Mới đây, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Đại sứ quán Ấn Độ đã có buổi làm việc và đi đến thống nhất: Ấn Độ sẽ hủy bỏ lệnh tạm ngưng nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ Việt Nam là hồ tiêu, cà phê, khoai mỳ (sắn), quế và thanh long. Đổi lại, Việt Nam cũng điều chỉnh Quyết định 558/QĐ-BNN-BVTV về việc tạm ngừng nhập khẩu lạc (Arachis hypogaea), hạt muồng (Cassia spp.), hạt ca cao (Theobroma cacao), hạt đậu côve (Phaseolus spp.) và quả me (Tamarindus indica) từ Ấn Độ do có nguy cơ cao nhiễm mọt serratus Caryedon Olivier.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong khoảng thời gian Ấn Độ có lệnh tạm ngưng nhập khẩu, giá hồ tiêu giảm liên tục. Vì thế, với việc Ấn Độ đồng ý gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, trong đó có hồ tiêu của Việt Nam, nhiều khả năng  giá hồ tiêu sẽ không giảm nữa.

Xuân Thảo