Thẻ: <span>Hải Phòng</span>

Vận tải, Hải Phòng

VẬN TẢI HẢI PHÒNG TRÊN BỜ VỰC PHÁ SẢN

KỲ II: THỊ TRƯỜNG THẢ NỔI VÀ RỦI RO CHÍNH SÁCH

Số đầu xe tăng ồ ạt, tình trạng quá tải tái diễn đã đẩy hàng trăm doanh nghiệp vận tải đến bờ vực phá sản. Hàng nghìn tỷ đồng vốn vay ngân hàng có nguy cơ “một đi không trở lại”.

Kiểm soát tải trọng – giữa đường đứt gánh

Sau một thời gian rầm rộ việc kiểm soát tải trọng, từ giữa năm 2015 tình trạng chở quá tải bắt đầu nhen nhóm trở lại. Kế hoạch 12593 ngày 21/11/2013 giữa Bộ GTVT và Bộ Công an kết thúc vào tháng 6/2016 cũng là lúc tình trạng quá tải thừa cơ bùng phát. Ngày 01/3/2017, lực lượng CSGT đã rút hết khỏi các trạm kiểm soát tải trọng. Các trạm cân hoạt động cầm chừng bởi chỉ riêng lực lượng Thanh tra giao thông, kiểm soát xe quá tải chẳng khác nào “múa tay trong bị”.

Vận tải, Hải Phòng

Xe container nối đuôi nhau trên đường phố Hải Phòng. Ảnh : Trung Thành

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải phòng cho biết, tình trạng xe chở hàng quá tải diễn ra phức tạp trên các tuyến đường. Nhiều phương tiện chở hàng quá tải đi vào đường cấm, trốn vé cầu đường.

“Nhờ” quá tải mà nhu cầu phương tiện chuyên chở giảm đi đáng kể, gần như trở về giai đoạn trước 2014. Điều này đồng nghĩa việc có khoảng 5.000 đầu xe nằm phủ bụi trong các bãi. Thiếu hàng, phí đường bộ cao, giá xăng dầu tăng,… một số doanh nghiệp đã phải đem trả phù hiệu, tem đăng kiểm cho Sở GTVT Hải Phòng để dừng hoạt động xe.

Dang dở trong bài toán kiểm soát tải trọng còn khiến hạ tầng giao thông xuống cấp, tình trạng mất an toàn giao thông gia tăng. Vì thế vừa qua Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng đã phải gửi đơn kêu cứu đến các cấp ngành hữu quan.

Ngân hàng – nạn nhân?  cảm biến đo nước thủy tĩnh 

Thừa xe, thiếu hàng, các doanh nghiệp đưa nhau vào một cuộc cạnh tranh giá cước khốc liệt. Đa số các doanh nghiệp đều phải vay vốn ngân hàng, tài sản thế chấp là xe. Những doanh nghiệp nào năng lực tài chính tốt, vay vốn ít, lay lắt tồn tại. Những doanh nghiệp làm ăn kiểu “tay không bắt giặc” coi như đánh dấu chấm hết.
Nguy cơ phá sản, các doanh nghiệp bán tống bán tháo phương tiện để trả nợ ngân hàng. Một chiếc xe đầu kéo Trung Quốc, lúc cao điểm có giá lên đến 1,2 tỷ đồng chưa kể rơ mooc, nhưng hiện nay bán cũng chưa chắc được nổi 500 triệu cả rơ mooc, chưa kể xe bán chẳng có người mua. Một chủ doanh nghiệp vận tải ước tính, ½ số phương tiện được mua bằng vốn vay, công ty nhỏ thì có thể đến 2/3, thậm chí 100% đầu xe “cắm” trong ngân hàng.

Khi “thượng đế” làm ăn bết bát, ngân hàng tính chuyện xiết nợ. Thế nhưng dẫu có thu về phương tiện thì ngân hàng cũng chỉ bán làm sắt vụn. Bởi giá trị xe lúc này xuống dưới 1/3 giá trị xe thế chấp, chưa kể thị trường xe container lúc này rẻ như cho.

Ông Đặng Thế Phương, PCT Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho rằng để cứu vận tải hàng hóa đường bộ, trước mắt ngân hàng nên chia sẻ với các doanh nghiệp bằng việc giãn nợ; tiếp tục thực hiện việc kiểm soát tải trọng; Nhà nước cần có chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm phí đường bộ,…  bien dong 4-20mA

Vận tải, Hải Phòng

VẬN TẢI HẢI PHÒNG TRÊN BỜ VỰC PHÁ SẢN

KỲ I: MỘT NỬA ĐẦU XE “ĐẮP CHIẾU”

Trong vòng chưa đầy 2 năm, số lượng xe container của Hải Phòng tăng gấp đôi. Cũng chưa đầy 2 năm sau, gần 1/2 trong số đó phải “đắp chiếu”. Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ ở Hải Phòng bên bờ vực phá sản.

TP Hải Phòng là địa phương gần như “độc quyền” loại hình phương tiện đầu kéo sơ mi – rơ mooc (xe chở container) ở miền Bắc.

p/Hiện nay tần suất chỉ chạy 5 – 7 chuyến/tháng, còn lại nằm đắp chiếu cả nửa thời gian

Hiện nay tần suất chỉ chạy 5 – 7 chuyến/tháng, còn lại nằm đắp chiếu cả nửa thời gian

Đầu tư kiểu “mì ăn liền”

Ngày 13/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Các quy định về kiểm soát tải trọng được thắt chặt, thị trường vận tải bắt đầu có nhiều biến động.

Ông Phạm Hùng Dũng, một người làm vận tải lâu năm ở Hải Phòng nhớ lại, trước đây mỗi xe có thể chở đến 50, 60 thậm chí cả trăm tấn hàng thì nay phải giảm xuống chở theo đúng quy định. Tải trọng chở giảm xuống 1/2 – 1/3 khiến thị trường vận tải “cháy” xe. “Chưa khi nào làm vận tải dễ kiếm như lúc đó. Xe chạy hết công suất, giá cước tăng vọt. Mỗi xe sau khi trừ chi phí cũng mang về từ 60 – 90 triệu đồng/tháng, nếu quản lý tốt có thể còn hơn” – ông Dũng chia sẻ.

Các doanh nghiệp lao vào mua sắm phương tiện. Đã xuất hiện phong trào đầu tư kiểu “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Không chỉ doanh nghiệp có nghề mà cả người ngoại đạo cũng đua nhau mua xe gửi vào các doanh nghiệp kinh doanh vận tải kiếm lời.

Thị trường xe ô tô tải nặng vì thế lên cơn sốt. Các dòng xe đầu kéo Mỹ, Nhật, Hàn Quốc tăng giá từ 30 – 60% nhưng vẫn không có xe bán. Riêng thị trường xe Trung Quốc tăng dựng đứng do giá rẻ. Nếu như 1 chiếc xe Dongfeng của Trung Quốc ở thời điểm trước 2014 chỉ có giá khoảng 750 – 800 triệu thì cuối năm 2014 giá được đội lên 1.05 tỷ, có lúc cao hơn. Xe đầu kéo ở Hải Phòng khan đến mức, khách hàng phải đặt cọc tiền trước cả tháng, vài tháng mới được giao xe.

Ông Đặng Thế Phương, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho biết, đỉnh điểm giữa năm 2015, số lượng xe container của Hải Phòng đã tăng gấp đôi so với năm 2013 lên 15.000 xe. Trong khi đó, lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng chỉ tăng trưởng mức 12%/năm.

Giá cước còn 1/2

Lượng xe tăng nhanh, lượng hàng tăng ít khiến thị trường vận tải hàng hóa Hải Phòng nhanh chóng rơi vào khủng hoảng thừa. Tình trạng xe quá tải bắt đầu tái diễn trở lại từ giữa 2015 khiến lượng hàng chia trên đầu xe càng ít đi. Các doanh nghiệp vận tải đối mặt với tình trạng khan hàng. Trước đây, các đầu xe có thể chạy liên tục trong tháng thì nay tần suất chỉ chạy 5 – 7 chuyến/tháng, còn lại nằm đắp chiếu cả nửa thời gian. 
Thiếu nguồn hàng, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt, không từ cả cạnh tranh thiếu lành mạnh. Nếu như hai năm trước, doanh nghiệp vận tải là thượng đế thì hiện nay họ phải cầu cạnh các chủ hàng để… xin việc. Có doanh nghiệp phải ngậm ngùi chia sẻ với chủ hàng phương án chạy không lãi để giữ chỗ. Nếu doanh nghiệp có “lý lịch đẹp”, uy tín thì được chủ hàng để mắt, còn với doanh nghiệp làm ăn manh mún thì “đói” hàng là điều đương nhiên.

Chưa khi nào, giá cước vận tải ở Hải Phòng lại bèo bọt như hiện nay. Giá cước vận tải hiện tại chỉ bằng 1/2 so với thời điểm hoàng kim. Một container hàng đông lạnh 40feet thời điểm cuối 2014 đầu 2015 nếu vận chuyển đi cửa khẩu Tà Lùng hoặc Trà Lĩnh (Cao Bằng) có giá khoảng 28 đến 30 triệu đồng thì nay mức cước này chỉ còn khoảng 15 triệu đồng. Tương tự, cước đi cửa khẩu Móng Cái, lúc cao khoảng 17 triệu/container nay chỉ còn 8 triệu. “Với chi phí như hiện nay, mỗi chuyến hàng chạy đi biên giới Cao Bằng, Lào Cai… nếu suôn sẻ các doanh nghiệp còn thu nhập khoảng 2 triệu đồng/chuyến, cung đường gần và dễ đi như Móng Cái thì chỉ khoảng hơn 1 triệu đồng/chuyến”, một chủ xe chia sẻ.

“Hòa đã là được. Ở thời điểm khó khăn như hiện nay, nhiều DN chấp nhận chạy hòa hoặc lỗ ít. Bởi nếu không có hàng chạy thì không có tiền trả lương lái xe, chi phí kho bãi, trả lãi ngân hàng,… Đa số các doanh nghiệp vận tải ít, nhiều đều vay vốn ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp lớn, có khách hàng truyền thống còn đỡ, còn các doanh nghiệp nhỏ lẻ khó mà trụ được giai đoạn bĩ cực này”, anh Vũ Hải Phong, doanh nghiệp vận tải DP cho biết.

Không đủ sức chống chọi với cuộc khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp vận tải nhỏ đã phá sản. Ông Nguyễn Hồng Quang, Trưởng phòng quản lý vận tải, Sở GTVT Hải Phòng cho biết, hiện nay lượng xe container của Hải Phòng nhận phù hiệu hoạt động chưa tới 12.000 xe trên tổng số hơn 14.000 xe đăng ký tại Phòng CSGT.

Trung Thành

CHÍNH PHỦ CHỈ ĐẠO XEM XÉT MỨC THU PHÍ CẢNG BIỂN Ở HẢI PHÒNG

(HQ Online)- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo UBND TP.Hải Phòng rà soát, đánh giá việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
Hàng hóa nhập khẩu ở cảng Hoàng Diệu, Hải Phòng. Ảnh: T.Bình.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 16/5 Văn phòng Chính phủ phát đi văn bản số 5036, gửi các bộ ngành, UBND TP.Hải Phòng và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng cảng biển Hải Phòng.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo: UBND TP. Hải Phòng tổ chức rà soát, đánh giá việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp và trình Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng tại kỳ họp gần nhất để cân nhắc, xem xét điều chỉnh mức thu phí, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật phí, lệ phí và pháp luật khác có liên quan, phù hợp với khả năng đóng góp và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam theo như chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 và số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016.

Bộ Tài chính thường xuyên theo dõi, giám sát các địa phương trong ban hành quy định về phí và lệ phí; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Đồng thời chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan liên quan thường xuyên tổ chức họp báo, cung cấp các tài liệu, báo cáo về chính sách và việc thực hiện các quy định của pháp luật phí và lệ phí kịp thời, đầy đủ đến các cơ quan báo chí để thông tin rộng rãi tới doanh nghiệp và người dân.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trong thông tin, tuyên truyền về chính sách phí và lệ phí nói chung và chính sách thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch  vụ, tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu nói riêng, bảo đảm đúng với quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Như Báo Hải quan đã có nhiều tin, bài phản ánh, phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng được thực hiện từ ngày 1/1/2017 theo Nghị quyết 148/2016/NQ-HĐND của HĐND TP Hải Phòng.

Điểm mới trong Nghị quyết 148 so với trước đây là bổ sung đối tượng thu phí liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thông thường thông qua khu vực cảng Hải Phòng. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ phải chịu mức phí 250 nghìn đồng/container 20 feet; và 500 nghìn đồng/container 40 feet; đối với hàng rời, hàng lỏng mức phí là 20 nghìn đồng/tấn. 

Trong khi đó, mức phí đối với các loại hàng hóa liên quan đến tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, quá cảnh, chuyển cửa khẩu vẫn duy trì theo mức thu của năm 2016.

Theo quy định của Luật Phí và lệ phí có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, “Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu” thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Được biết, UBND TP.Hải Phòng bắt đầu thực hiện việc thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng từ tháng 12-2013. Đối tượng thu từ năm 2013 đến 2016 chỉ liên quan đến hàng hóa tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, chuyển cửa khẩu, quá cảnh. Số thu trong tháng đầu tiên của năm 2013 đạt 29 tỷ đồng. Sang năm 2014 số thu tăng lên 281 tỷ đồng và đến năm 2015 là 462 tỷ đồng, và theo số liệu cập nhật đến hết tháng 10/2016, số thu phí này của Hải Phòng được gần 550 tỷ đồng.

Thái Bình

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/

XEM “MẮT THẦN” CỦA HẢI QUAN HOẠT ĐỘNG

(HQ Online)- Các hệ thống máy soi container được ví von là “mắt thần” của ngành Hải quan, đây là trang thiết bị hiện đại trong công tác quản lý hải quan, được sử dụng tại nhiều nước phát triển giúp phát hiện các container nghi vấn chứa hàng cấm, đồng thời giúp thời gian thông quan hàng hóa nhanh chóng.
Hàng hóa trước khi được đưa vào khu vực soi chiếu, công chức Hải quan tiến hành kiểm tra các dữ liệu, thông tin liên quan đến lô hàng tại cổng vào.

Theo Cục Tài vụ, quản trị (Tổng cục Hải quan) hiện cả nước có 11 hệ thống máy soi container (cố định và di động) được lắp đạt tại 5 cục hải quan địa phương có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.

Dưới đây là những hình ảnh vừa được phóng viên Báo Hải quan trực tiếp ghi nhận về quy trình hoạt động của một trong những hệ thống “mắt thần” của ngành Hải quan là Trung tâm máy soi container cố định (Cục Hải quan Hải Phòng). Trung tâm máy soi container cố định tại Hải Phòng được giao cho Phòng Quản lý rủi ro (Cục Hải quan Hải Phòng) quản lý. Đây là hệ thống máy soi do Nhật Bản viện trợ, được đưa vào hoạt động từ giữa năm 2011.

Sau khi kiểm tra tại cổng, công chức Hải quan Hải Phòng điều tiết, hướng dẫn tài xế điều khiển phương tiện vào khu vực soi chiếu.
Tài xế điều khiển phương tiện vào khu nhà chuyên dụng phục vụ soi chiếu.
Khu vực nhà soi chiếu có hệ thống bức xạ rất lớn nên sau khi phương tiện được đưa vào, tài xế sẽ ra khu vực an toàn để chờ, đồng thời, các hệ thống cửa được đóng kín.

 

 

Sau khi thực hiện các biện pháp an toàn, công chức Hải quan bắt đầu điều khiển thiết bị soi chiếu container.
Kết thúc soi chiếu, hình ảnh được chuyển về hệ thống máy vi tính để công chức Hải quan phân tích hình ảnh. Các công chức phân tích hình ảnh phải qua khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ liên quan đên phân tích hình ảnh máy soi container.
Trường hợp không phát hiện các dấu hiệu bất thường từ hình ảnh soi chiếu, lô hàng sẽ được thông quan ngay. Thời gian soi chiếu trong nhà chuyên dụng rất nhanh chóng, chỉ hết 1 phút 45 giây.
Nếu phát hiện hình ảnh bất thường, container sẽ được đưa ra bãi kiểm tra thực tế bên cạnh khu vực soi chiếu để công chức Hải quan mở container để kiểm tra thực tế hoặc soi chiếu lại.
Thời gian qua, hệ thống máy soi container tại Hải quan Hải Phòng đã giúp phát hiện nhanh nhiều lô hàng vi phạm, trong đó có cả hàng cấm như ngà voi. Đây là tang vật trong vụ ngụy trang ngà voi trong vỏ ốc được phát hiện năm 2013.
Có 8 bước trong thực hiện quy trình soi chiếu tại Trung tâm máy soi container cố định của Cục Hải quan Hải phòng.
Năm 2016, hai hệ thống máy soi container (cố định và di động) tại Cục Hải quan Hải Phòng soi chiếu 22.968 container. Qua soi chiếu phát hiện 104 container vi phạm, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 1,05 tỷ đồng, tổng số thuế điều chỉnh 1,16 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hải quan Hải Phòng thực hiện soi chiếu 141 container trong quá trình xếp dỡ, phát hiện 6 vụ vi phạm, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 179 triệu đồng.

Cập nhật trong hai tháng đầu năm 2017, có 2.161 container được soi chiếu, và phát hiện 2 container vi phạm.

 

Thái Bình (thực hiện)
Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/

VCCI: Việc thu phí ở Hải Phòng sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm

(HQ Online)- Trước những bức xúc của DN về việc thu “Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu” qua cảng biển Hải Phòng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

Việc thu phí ở cảng Hải Phòng đang gây nhiều bức xúc cho DN. Ảnh: H.Dịu

Theo văn bản này của VCCI, thời gian qua, chính sách tăng phí và bổ sung phí mới tại Nghị quyết 148/2016/NQ-HĐND về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng đang gây nhiều quan ngại.Theo đó, mức phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan tăng cao so với mức phí của năm 2016 (tăng đến gần 70%, có loại phí tăng gấp đôi). Hơn nữa, quy định thêm mức phí hoàn toàn mới đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu. Điều này đã đi ngược lại tinh thần lại Nghị quyết 35 của Chính phủ về rà soát để giảm các chi phí kinh doanh.

TĐặc biệt, công văn của VCCI còn nhận định, quy trình lấy ý kiến xây dựng Nghị quyết 148 chưa phù hợp, quá gần với ngày ký ban hành nên DN không có đủ thời gian để tham gia ý kiến. Hơn nữa, từ thời điểm ký ban hành đến thời điểm phát sinh hiệu lực quá ngắn (17 ngày), không đủ cho các DN chuẩn bị, trong khi đây lại là chính sách tác động rất lớn tới quyền và lợi ích của các DN.

“Các giải trình từ phía cơ quan chủ trì soạn thảo chưa đủ thuyết phục, ít nhất là các điểm về căn cứ ban hành các mức phí, đánh giá tác động của chính sách đến đối tượng chịu tác động trực tiếp cũng như gián tiếp”, công văn nêu rõ.

Từ những bức xúc trên, VCCI lo ngại việc ban hành Nghị quyết 148 tại Hải Phòng sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm để các địa phương có cảng biển và cảng sân bay đặt ra các loại phí trong thời gian tới, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của DN.

Vì vậy, VCCI đề nghị Thủ tướng cân nhắc, xem xét những tác động của chính sách trên và chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền của Hải Phòng giải trình thuyết phục về các căn cứ đưa ra các mức phí tại Nghị quyết 148, trong đó có đánh giá tác động một cách toàn diện các đối tượng chịu tác động.

Nếu không giải trình hợp lý, VCCI đề nghị giữ nguyên các mức phí trước thời điểm Nghị quyết 148 có hiệu lực. Trong trường hợp giải trình hợp lý về việc ban hành Nghị quyết 148, VCCI đề nghị kéo dãn thời gian chuyển tiếp áp dụng quy định mới này, ít nhất là 06 tháng, để các DN có đủ thời gian chuẩn bị, tránh các tác động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của DN.

Trước đó, phản ánh của của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và nhiều DN hội viên của VCCI cho rằng, với chính sách tăng phí và bổ sung phí mới tại Nghị quyết 148, một số DN sợi dệt trung bình và lớn tại khu vực Thái Bình và Hà Nam, lượng xuất khẩu từ 150-400 container (40ft)/tháng/DN thì mỗi DN sẽ phải chi thêm từ 900 triệu đồng đến 2,4 tỷ đồng/năm. Các DN có hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành, lĩnh vực khác, dự kiến sẽ chi thêm hàng năm triệucho mỗi lần thông quan.

TKhông những thế, để được thông quan tại cảng biển Hải Phòng, các DN xuất nhập khẩu phải thực hiện thêm một thủ tục kê khai nộp phí hạ tầng mới. DN phải thực hiện các thủ tục hành chính như đến điểm thu phí, nhận tờ khai, kê khai và nộp tiền, theo thông tin từ DN thì thời gian để thực hiện cho thủ tục này từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ (chưa kể các khâu chuẩn bị và các vướng mắc phát sinh).

 

Hương Dịu
BACK TO TOP