XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN NĂM 2017 ĐẠT 36,37 TỶ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 3,13 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này năm 2017 đạt con số 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016.

Xuất khẩu, nông sản, lâm sản, thủy sản
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,96 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,97 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số các mặt hàng nông sản, gạo, cao su, chè, hạt điều là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cả về lượng và giá trị. Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu tháng 12 năm 2017 ước đạt 426 nghìn tấn với giá trị đạt 199 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo năm 2017 ước đạt 5,89 triệu tấn và 2,66 tỷ USD, tăng 22,4% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2017 đạt 450,9 USD/tấn, giảm 0,37% so với cùng kỳ năm 2016. Trong số các thị trường gạo xuất khẩu, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 với 39,5% thị phần. bo chuyen doi tin hieu pt100 

Đối với mặt hàng cao su, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12 năm 2017 đạt 175 nghìn tấn với gái trị đạt 253 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su năm 2017 ước đạt 1,39 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, tăng 11% về khối lượng và 35,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 1.654,7 USD/tấn, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2016.   cam bien nhiet do pt100 

Tương tự đối với mặt hàng chè, năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu ước đạt 140 nghìn tấn và 229 triệu USD, tăng 7,2% về khối lượng và tăng 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 11 tháng đầu năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 29,8% thị phần, giảm 12,8% về khối lượng và giảm 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè trong 11 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Đài Loan, Ả Rập XêÚt.

Cùng với các mặt hàng nông sản nói trên, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hạt điều có sự tăng nhẹ về khối lượng nhưng giá trị tăng cao do tăng giá. Cụ thể, năm 2017, khối lượng xuất khẩu hạt điều ước đạt 353 nghìn tấn và 3,52 tỷ USD, tăng 1,9% về khối lượng và tăng 23,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá điều xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 9.926,3 USD/tấn, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 35%, 15,6% và 12,9%.

Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu, cà phê là mặt hàng duy nhất có sự sụt giảm cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể, năm 2017, khối lượng cà phê xuất khẩu ước đạt 1,42 triệu tấn và 3,21 tỷ USD, giảm 20,2% về khối lượng và 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 14,6% và 12,7%.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 2,46 tỷ USD, đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong 12 tháng năm 2017 đạt 27,82 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, tính chung năm 2016, ngành nông nghiệp xuất siêu 8,55 tỷ USD.

Nguyễn Hạnh

Nguồn: http://baocongthuong.com.vn

NHỮNG NHÓM HÀNG NHẬP KHẨU CHÍNH THÁNG 2/2017

(HQ Online)- Nhập khẩu hàng hóa trong 2 tháng/2017 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016 với mức tăng 23,3%. Trong đó, 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất đạt hơn 18,22 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 64,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam tháng 2/2017

Hàng hóa có tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất vẫn là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 17,1%; đứng thứ 2 là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kện với tỷ trọng 16,3%; điện thoại và linh kiện các loại chiếm tỷ trọng 6,3%; …

Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2017 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, trong tháng 2/2017 cả nước nhập khẩu trên 2,51 tỷ USD, tăng 7,5% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2017 đạt gần 4,82 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác trong 2 tháng/2017 chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với gần 1,5 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm truóc; nhập khẩu từ Hàn Quốc với hơn 1,31 tỷ USD, tăng 83,5%; nhập khẩu  từ Nhật Bản đạt 676 triệu USD, tăng 15,5%; …

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trong 2 tháng/2017 tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, trong tháng 2/2017 cả nước nhập khẩu nhóm hàng này trị giá gần 2,49 tỷ USD, tăng 16,9% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu 2 tháng/2017 lên hơn 4,61 tỷ USD.

Trong 2 tháng /2017 nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện được nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc với hơn 1,52 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước; từ Trung Quốc với 983 triệu USD, tăng 29,6%; từ Đài Loan với 492 triệu USD, tăng 15,6%; …

Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 955 triệu USD, tăng 14,5% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2017 đạt hơn 1,79 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Điện thoại các loại và linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với gần 1,01 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 583 triệu USD, tăng 26%; …

Sắt thép các loại: Trong 2 tháng/2017 nhập khẩu nhóm hàng này tăng 49,3% về trị giá, tuy nhiên chỉ tăng 0,2% về lượng so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, nhập khẩu sắt thép trong tháng 2 đạt hơn 1,51 triệu tấn, trị giá 832 triệu USD, tăng 22,9% về lượng và 25,3% về trị giá so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại 2 tháng/2017 đạt gần 2,74 triệu tấn, trị giá hơn 1,49 tỷ USD.

Sắt thép các loại trong 2 tháng/2017 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với hơn 1,53 triệu tấn, trị giá 786 triệu USD, tăng 7,6% về lượng và 61,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; từ Hàn Quốc với 304 nghìn tấn, trị giá 202 triệu USD, tăng 17,8% về lượng và tăng  57,3%; từ Nhật Bản với 334 nghìn tấn, trị giá 197 triệu USD, giảm 1,2% về lượng và 36,8% về trị giá; …

Vải các loại: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 692 triệu USD, tăng 4,5% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2017 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2016.

 Vải các loại chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với 671 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước;  Hàn Quốc với 276 triệu USD, tăng 11,3%; từ Đài Loan với 198 triệu USD, tăng 2,4%; …

Chất dẻo nguyên liệu: Nhập khẩu trong tháng của nhóm hàng này đạt 404 nghìn tấn, trị giá 586 triệu USD, tăng 31,3% về lượng và 30,9% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu trong 2 tháng/2017 của nhóm hàng này đạt 712 nghìn tấn, trị giá hơn 1,03 tỷ USD, tăng 23,7% về lượng và tăng 33,7% về trị giá so cùng kỳ năm trước.

Hà Nhi

KIM NGẠCH HÀNG HÓA XNK 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2017 ĐẠT HƠN 55,66 TỶ USD

(HQ Online)- Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 2 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 55,66 tỷ USD, tăng 19,5% tương ứng tăng gần 9,08 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016.

Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong tháng 2/2017 so với tháng 2/2016.

Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 35,98 tỷ USD, tăng 18,5% tương ứng tăng gần 5,61 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016.

Trong kỳ 2 tháng 2/2017 cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 386 triệu USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa cả nước 2 tháng/2017 thâm hụt 803 triệu USD.

Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2017 (từ 16/2/2017 đến 28/2/2017) đạt hơn 14,04 tỷ USD,  giảm 1,3% tương ứng giảm 181 triệu USD so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 2/2017. Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch hơn 9,1 tỷ USD, giảm 2,1% tương ứng giảm 197 triệu USD so với nửa đầu tháng 2/2017.

Về xuất khẩu, tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2017 đạt hơn 7,21 tỷ USD, tăng 22,5% (tương ứng tăng gần 1,33 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 2/2017.

Kim ngạch xuất khẩu kỳ 2 tháng 2/2017 tăng so với kỳ 1 tháng 2/2017 chủ yếu do tăng ở một số nhóm hàng sau: hàng dệt may tăng 54,4%, tương ứng tăng 297 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 71,5%, tương ứng tăng 120 triệu USD; giầy dép các loại tăng 24,1%, tương ứng tăng 93 triệu USD; sắt thép các loại tăng 124,1%, tương ứng tăng 87 triệu USD; …. Ở chiều ngược lại, máy ảnh, xăng dầu các loại giảm 49,7%, tương ứng giảm 30 triệu USD; cao su giảm 17,3%, tương ứng giảm 18 triệu USD; gạo giảm 19,2%, tương ứng giảm 18 triệu USD; máy quay phim và linh kiện giảm 11%, tương ứng giảm 15 triệu USD; …

Như vậy, tính đến hết tháng 2 năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 27,43 tỷ USD, tăng 15,8%  tương ứng tăng hơn 3,74 tỷ USD  so với cùng kỳ năm 2016.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 2/2017 đạt hơn 5,03 tỷ USD, tăng 118,2% tương ứng tăng 774 triệu USD so với kỳ 1 tháng 2/2017, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng/2017 của nhóm các doanh nghiệp này lên  gần 19,25 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 70,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2017 đạt gần 6,83 tỷ USD, giảm 18,1% (tương ứng giảm gần 1,51 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 02/2017.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 2/2017 giảm so với kỳ 1 tháng 2/2017 chủ yếu do tăng, giảm ở một số nhóm hàng sau: phân bón các loại tăng 34,8%, tương ứng tăng 17 triệu USD; xăng dầu các loại tăng 6,1%, tương ứng tăng 13 triệu USD; quặng và khoáng sản khác tăng 73,6%, tương ứng 8 triệu USD; …. Trong khi đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 21%, tương 292 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 14,7%, tương ứng giảm 199 triệu USD; vải các loại giảm 27,4%, tương ứng giảm 110 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 16,4%, tương ứng giảm 85 triệu USD; ….

Như vậy, tính đến hết tháng 2/2017, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt hơn 28,23 tỷ USD, tăng 23,3% (tương ứng tăng gần 5,34 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt hơn 4,07 tỷ USD, giảm 19,3%  tương ứng giảm 971 triệu USD  so với kỳ 1 tháng 2/2017, qua đó nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này trong tháng 2/2017 đạt hơn 16,73 tỷ USD, tăng 21,4% tương ứng tăng gần 2,95 tỷ USD so với tháng 2/2016.

Hà Nhi

ANZ: TỶ GIÁ USD NĂM 2017 CÓ THỂ TĂNG TỚI 2%

(HQ Online)- Với tác động của nền kinh tế Hoa Kỳ, đồng USD mạnh lên cùng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất, chuyên gia của Ngân hàng ANZ dự báo, đồng Việt Nam có thể mất giá tới 2%.

USD sẽ còn có những biến động mạnh trong thời gian tới. Ảnh: H.Dịu

Tại buổi họp báo “Điều gì sẽ đến trong năm 2017?” của  Ngân hàng ANZ ngày 24/6 tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế quốc tế đã đưa một vài nhận định và dự báo về kinh tế Việt Nam trong năm 2016.

Theo bà Eugenia Victorino, chuyên gia kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông và ASEAN, đối với Việt Nam, dự báo tăng trưởng GDP năm 2017 sẽ cao hơn so với 2016, khoảng 6,4%, do kỳ vọng nông nghiệp sẽ phục hồi, có kết quả tốt hơn. Hơn nữa, trong những năm qua, Việt Nam đã đa dạng thị trường và mặt hàng XK nên tránh được những cú sốc bên ngoài, không bị tổn thương dù thị trường các nước có biến động.

Nói về tác động khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị dừng lại, các chuyên gia của ANZ vẫn tỏ ra hết sức lạc quan. Bởi TPP có tác động thực sự phải sau 10 năm nữa, nên việc mất đi TPP chỉ là việc Việt Nam mất đi một cơ hội để tăng trưởng, có thể tiếp tục kỳ vọng vào Hiệp định Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

“Rủi ro của TPP là khi bị Mỹ tuyên bố rút lui là luồng vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam vào sản xuất nhằm mục đích XK sang mỹ giảm xuống, nhưng Việt Nam XK sang Mỹ chỉ chiếm 22% tổng kim ngạch, nên việc Việt Nam đang đa dạng hóa thị trường XK thì sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng”, ông Khoon Goh, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu châu Á (ANZ) đánh giá.

Đặc biệt, về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, theo dự báo của Ngân hàng ANZ, tỷ giá USD trong năm 2017 đến cuối năm có thể lên mức trên 23.200 VND/USD và tăng lên tới 24.000 VND/USD vào đầu năm 2019. Như vậy, năm 2017, tỷ giá có thể tăng lên tới 2%.

Nói về cơ sở của dự báo này, ông Khoon Goh cho rằng, dự báo này hoàn toàn không liên quan đến những tiêu cực hay rủi ro khi đồng Việt Nam bị mất giá mạnh. Bởi với những chính sách kinh tế mới của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi và khiến đồng USD mạnh lên, khiến tất cả các đồng tiền khác đều mất giá.

“Mức mất giá 2% không phải là quá nhiều do các đồng tiền khác cũng đều mất giá. Hơn nữa, mức 2% của đồng Việt Nam còn ít hơn so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực”, ông Khoon Goh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, việc kinh tế Mỹ phục hồi với việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng sẽ gây ảnh hưởng tới luồng vốn của các nhà đầu tư. Đặc biệt, việc FED còn nhiều khả năng tăng lãi suất cũng sẽ khiến luồng vốn đầu tư gián tiếp như tỷ giá, trái phiếu giảm. Nhưng theo ông Khoon Goh, luồng vốn trực tiếp vào sản xuất sẽ không ảnh hưởng.

“Mặc dù luống vốn đầu tư gián tiếp thế giới giảm đi, nhưng thành tích của Việt Nam năm 2016 tốt hơn các nước khác, do việc cổ phần hóa các DN nhà nước, bán cổ phần ra công chúng được đẩy mạnh nên mở ra cơ hội mới cho thị trường chứng khoán, thu hút các nhà đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. Với việc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa trong thời gian tới thì luồng vốn gián tiếp vào Việt Nam sẽ không bị xấu đi”, bà Eugenia Victorino phân tích thêm.

Bên cạnh đó, dự báo của ANZ cũng dự báo lãi suất tại Việt Nam sẽ giữ sự ổn định trong thời gian dài từ nay đến đầu năm 2019. 

Nguyên nhân của sự ổn định này, theo bà Eugenia Victorino, xu hướng tăng trưởng tín dụng sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, tình trạng nợ xấu tồn tại lâu năm mà chưa có phương án giải quyết sớm nên ngân hàng trung ương vẫn phải áp dụng chính sách thúc đẩy tăng trưởng nên phải giữ ổn định lãi suất để mở rộng tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Hương Dịu

Xăng RON 92 tăng mạnh hơn 500 đồng/lít

(HQ Online)- Sau 3 lần giữ giá, giá xăng RON 92 chính thức tăng 504 đồng/lít từ 15h ngày 18/2 lên  mức 18.098 đồng/lít.

Giá xăng RON 92 tăng 504 đồng/lít. Ảnh: Hữu Linh.

Bộ Công Thương chiều 18/2 đã phát đi thông tin điều hành giá xăng dầu theo đúng chu kỳ 15 ngày, theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xáng dầu.

Theo đó, giá xăng dầu đồng loạt tăng từ 15h với mức tăng cao nhất là xăng RON 92, 504 đồng/lít, tiếp đến là xăng E5 với mức tăng 496 đồng/lít.

Giá các loại dầu cũng tăng 283 đồng/lít với dàu diesel, 238 đồng/lít với dầu hỏa và 117 đồng/kg với dầu mazut.

Sau khi tăng giá, giá các loại xăng dầu bán trên thị trường không cao hơn 18.098 đồng/lít với xăng RON 92, xăng E5 là 17.818 đồng/lít, dầu diesel là 14.305 đồng/lít, dầu hỏa là 12.758 đồng/lít và dầu mazut là 11.323 đồng/kg.

Bộ Công Thương cũng quyết định chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng như sau: Xăng khoáng và xăng E5 là 300 đồng/lít.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 18/2 là: 68,065 USD/thùng xăng RON 92; 66,574 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 66,105 USD/thùng dầu hỏa; 322,682 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S, có tăng so với kỳ điều chỉnh trước.

Như vậy, đây là lần tăng giá xăng đầu tiên của năm 2017 sau 3 lần giữ giá.

Phan Thu