SẢN PHẨM XUẤT KHẨU LÀ TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN CHƯA CHẾ BIẾN KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT

(HQ Online)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 về hướng dẫn thi hành các luật về thuế.

Tài nguyên, khoáng sản, thuế GTGT
Quy định mới về thuế giá trị gia tăng. Ảnh: Internet

Cụ thể, Nghị định số 146/2017/NĐ-CP sửa đổi quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) trường hợp sản phẩm XK là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.

Ngoài ra, đối tượng không chịu thuế GTGT còn có sản phẩm XK là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên, trừ các trường hợp sau:

Sản phẩm XK được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh trực tiếp khai thác và chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm XK (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm XK này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Luật thuế GTGT.

Sản phẩm XK được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm XK (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm XK này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Luật thuế GTGT.

Sản phẩm XK được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên, khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm XK thì sản phẩm XK này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Luật thuế GTGT

Sửa quy định về hoàn thuế GTGT

Bên cạnh đó, Nghị định số 146/2017/NĐ-CP của sửa đổi, bổ sung quy định về hoàn thuế GTGT.

Cụ thể, cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ XK bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó XK vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó XK ra nước ngoài, có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ XK, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ XK còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ XK, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ XK trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó XK mà hàng hóa XK đó không thực hiện việc XK tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa XK không thực hiện việc XK tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan

Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa XK không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hương Dịu
Bao Cong thuong

BỘ CÔNG THƯƠNG SẼ HỖ TRỢ LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP LOGISTICS VỚI CÁC CHỦ HÀNG

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017 tổ chức sáng 15/12 ở Hà Nội.

Những nút thắt cần gỡ

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2017 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 200 ngày 14/2/2017 phê duyệt Kế hoạch Hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam; đòi hỏi các nhà quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp (DN) cùng trao đổi, tìm giải pháp phát triển ngành dịch vụ quan trọng này.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc diễn đàn

Tại diễn đàn, Hiệp hội doanh nghiệp (DN) logistics Việt Nam thông tin, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độ từ 15-16%/năm. Theo chỉ số hoạt động LPI của Ngân hàng Thế giới, năm 2014, ngành dịch vụ logistics Việt Nam xếp hạng 53 và năm 2016 xếp hạng 64/160 nước, đứng thứ 4 trong các nước ASEAN, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Ngành dịch vụ logistics đang chiếm khoảng 3% GDP cả nước. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 3.000 DN hoạt động trong ngành dịch vụ này, trong đó khoảng 1.300 DN (chủ yếu là DN vừa và nhỏ) tham gia tích cực ở thị trường trong nước và nước ngoài.

Diễn đàn thu hút đông đảo cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp…

Tuy nhiên, bên cạnh tốc độ phát triển tương đối mạnh mẽ, điểm hạn chế của ngành logistics Việt Nam hiện nay là chi phí còn ở mức cao. Phân tích của TS. Nguyễn Minh Phong cho thấy, chi phí cho dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện chiếm gần 25% GDP, trong khi chi phí này ở Mỹ chiếm 9,5% GDP, Nhật Bản là 11% GDP, Hàn Quốc 16%, Trung Quốc 21,6%.

Còn theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chi phí vận chuyển cho một container hàng từ cảng Hải Phòng về Hà Nội hay ở chiều ngược lại (khoảng 100 km) đắt gấp 3 lần so với chi phí vận chuyển một container hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc về Việt Nam. Nguyên nhân của mức chi phí này là do thời gian kéo dài, DN logistics và DN XNK chưa có sự gắn bó đầy đủ do khó khăn về thiếu hạ tầng kết nối các khu vực cảng với khu vực tập trung hàng hóa; thiếu các trung tâm giao nhận hàng hóa và dịch vụ chuyên dụng. Chưa kể, DN XNK vẫn chủ yếu chuộng phương thức “mua CIF (giá tại cửa khẩu của bên nhập), bán FOB (giá tại cửa khẩu của bên xuất)”, làm giảm cầu trên thị trường và đẩy thị trường sang bạn hàng ngoại.

Về phía DN logistics, ông Đỗ Xuân Quang – Tổng giám đốc Công ty CP Vietjet Air Cargo – cho hay, phát triển ngành dịch vụ logistics đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, tuy nhiên đây lại là khó khăn lớn nhất của DN. “Hiện nay, 70 – 80% phi công của công ty phải tuyển dụng từ nước ngoài” – ông Quang chia sẻ.

Phát triển ngành dịch vụ logistics bền vững

Công bố Báo cáo Logistics Việt Nam 2017

Ý kiến của hầu hết các DN tại diễn đàn cho thấy, để phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam một cách bền vững cần chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC). Ông Đỗ Xuân Quang kiến nghị, song song với mục tiêu hàng đầu là đầu tư cho nguồn nhân lực, nên xây dựng các trung tâm logistics hàng không tại các khu vực có sân bay để thực hiện các dịch vụ nhanh chóng và trọn gói. Bên cạnh đó, xây dựng các cảng hàng không nối dài tại các DN với đầy đủ các dịch vụ như kiểm tra hàng hóa, thủ tục hải quan… nhằm giảm thời gian chờ đợi tại sân bay. CCHC, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan, để giảm thời gian, chi phí cho DN.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương – Giám đốc Công ty TNHH Minh Nhật – “hiến kế”, để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển triển dịch vụ logistics, cần đặc biệt quan tâm đến 3 nhóm giải pháp: Phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và thể chế chính sách.

Ký kết hợp tác giữa các DN logistics với nhau, giữa DN logistics với DN XNK và các cơ sở đào tạo

Năm nay, Diễn đàn Logistics 2017 đặt ra ưu tiên các hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực và triển khai các chính sách phát triển bền vững về nguồn nhân lực, để đảm bảo nhân sự của ngành logistics Việt Nam sẽ theo kịp mặt bằng của khu vực, có thể cạnh tranh sòng phẳng với các DN logistics trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với thể chế chính sách, cần phải đồng bộ hóa cơ chế để có những chi phí tiết kiệm nhất trong mặt hỗ trợ XNK. Hiện tại, các quy định tương đối chồng chéo; các cơ quan bộ, ngành chưa có kênh thông tin chung cho từng đối tượng XNK hàng hóa cụ thể, dẫn đến chi phí bị tăng cao. Về cơ sở hạ tầng đã có sự cải thiện đáng kể, nhưng vấn đề kẹt cảng, kẹt trên cao tốc và các khu công nghiệp khu chế xuất tương đối phổ biến. Nếu không cải thiện được thì chi phí logistics của Việt Nam vẫn ở vị trí cao so với khu vực.

Ông Ousmane Dione – Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới – chia sẻ thêm, dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể về cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics, nhưng Việt Nam còn nhiều việc phải làm để nâng cao hiệu quả logistics. Theo đó, Chính phủ cũng như khối kinh tế tư nhân cần có lộ trình rõ ràng về cải cách. Trong nhiều lĩnh vực sẽ có những nhóm giải pháp để bổ sung cho việc tăng cường đáng kể đầu tư vào hạ tầng cơ sở như: Tăng cường kết nối; tăng cường tạo thuận lợi thương mại; phải có sự phối hợp, cộng tác liên ngành với DN; theo dõi và đo lường được tiến độ cải cách. “Làm tốt những điều này sẽ giúp Việt Nam tăng năng suất để đạt được các mục tiêu phát triển đầy tham vọng của mình” – ông Ousmane Dione đề xuất.

Để việc quản lý nhà nước “kiến tạo” cho ngành logistics phát triển, Hiệp hội Logistics Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ cần có một cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về lĩnh vực này, có thể là một Cục/Vụ tại một Bộ. Vì logistics có mục đích là gia tăng giá trị thương mại, nên tạo điều kiện cho đại diện của DN tham gia vào quá trình quản lý hoạt động logistics. Qua đó sẽ tăng cường việc quản lý ngành dịch vụ logistics, góp phần tạo thuận lợi và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và thương mại.

Các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, hiệp hội, DN và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics
Các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, hiệp hội, DN và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics

Cam kết dành nhiều hỗ trợ mạnh mẽ cho DN, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Bộ Công Thương sẽ có những biện pháp đôn đốc, phối hợp với các đơn vị và bộ ngành triển khai nhiều nhóm giải pháp. Cụ thể, hỗ trợ liên kết giữa DN logistics với các DN chủ hàng và trường học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; gắn kết nguồn cung để có sự phát triển mạnh mẽ hơn, cạnh tranh hiệu quả hơn; nỗ lực cắt giảm các chi phí không cần thiết, gây đội chi phí và giảm cạnh tranh cho DN.

“Về dài hạn, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành để báo cáo Chính phủ xây dựng các chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển ngành logistics, gắn chặt với bối cảnh hội nhập sâu rộng trong thời kỳ mới” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh. 

Tại diễn đàn, Bộ Công Thương đã công bố Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 – tài liệu chính thống về phát triển dịch vụ logistics Việt Nam và tổ chức ký kết hợp tác giữa các DN logistics với nhau, giữa DN logistics với DN XNK và các cơ sở đào tạo.

Lan – Tâm – Dũng

Nguồn: http://baocongthuong.com.vn

WORLD BANK CAM KẾT HỖ TRỢ LOGISTICS VIỆT NAM

Ngành dịch vụ Logistics Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độ từ 15-16%/năm…

 
World Bank-logistics-Viet-Nam

World Bank cam kết hỗ trợ logistics Việt Nam

Ông Lê Duy Hiệp- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tại Diễn đàn Logistics ngày 15/12 cho biết, cả nước hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ logistics. Trong đó khoảng 1.300 doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) tham gia tích cực vào thị trường trong nước và nước ngoài.

Ngành dịch vụ Logistics Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độ từ 15-16%/năm. Ngân hàng thế giới (WB) xếp hạng Việt Nam thứ 53 và 2016 xếp hạng 64/160 nước, đứng thứ 4 trong các nước ASEAN, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Điểm nổi bật nhất của ngành logisticsViệt Nam là chi phí ở mức cao tổng chi phí logistics của Việt Nam năm 2016 là 41,26 tỷ USD, tương đương 20,8% GDP (các nước phát triển từ 9-14%) nhưng chỉ đóng góp khoảng 3% vào GDP.

VLA đánh giá, đây là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ cạnh tranh gay gắt.

Tỷ lệ thuê ngoài của logistics Việt Nam cũng ở mức cao khoảng 35-40% do các nhà cung cấp dịch vụ logistics, các nhà sản xuất và các nhà xuất nhập khẩu chưa phối hợp với nhau.

VLA chỉ ra rằng, các doanh nghiệp đang bị hạn chế về quy mô doanh nghiệp và vốn, về kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yếu cầu hoạt động quốc tế.

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng nữa là các doanh nghiệp không có đầu mối nguồn hàng do Việt Nam chủ yếu (khoảng 91%) xuất khẩu theo hình thức bên bán giao hàng lên tàu (FOB) và nhập tại cửa khẩu bên nhập (CIF), ngoài ra có hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt.

Trong khuôn khổ của Diễn đàn, Bộ Công Thương đã công bố chính thức Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 và ra mắt trang thông tin điện tử www.logistics.gov.vn. Đây là kênh thông tin trao đổi nhanh và trực tiếp, nhằm giúp các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nắm bắt và phản hồi thông tin kịp thời và hiệu quả.

Ghi nhận những đóng góp của các doanh nghiệp logistics vào phát triển kinh tế nhưng Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cũng chỉ rõ logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, kéo dài từ nhiều năm nay vẫn chưa giải quyết được.

Ông Tuấn Anh chỉ rõ như công tác quy hoạch giữa các ngành liên quan vẫn còn chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau, cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin còn yếu kém, chưa kết nối được với các nước trong khu vực; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, năng lực cạnh tranh chưa cao…

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về phát triển logistics, vì vậy Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị có giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành logistics xanh của Việt Nam để đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cũng cần hợp tác với nhau, doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh để tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới.

Ông Ousman Dione – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khẳng định, WB luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc tạo thuận lợi thương mại, phát triển logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại, coi đó là một nội dung trọng tâm xuyên suốt trong chiến lược phát triển và tăng trưởng.

Đặc biệt, WB cũng sẵn sàng cung cấp các kết quả nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện kết hợp với hỗ trợ tài chính trong thời gian tới. 

C.Sơn

Nguồn: http://www.baogiaothong.vn

NGÀNH LOGISTICS ĐẦY RẪY HẠN CHẾ, KÉO DÀI NHIỀU NĂM

(HQ Online)- Sự phát triển ngành logistics ở Việt Nam trong thời gian qua đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, mở rộng và phát triển thị trường quốc tế, tuy nhiên logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, kéo dài từ nhiều năm nay vẫn chưa giải quyết được.

Ngành logistics còn nhiều dư địa phát triển. Ảnh: Internet
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017 diễn ra hôm nay (15/12), tại Hà Nội. Cụ thể, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Sự phát triển logistics ở nước ta trong thời gian qua đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, mở rộng và phát triển thị trường quốc tế, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.  bo chuyen tin hieu nhiet do pt100 

Đồng thời, các cơ chế chính sách và thủ tục hành chính cũng được các bộ, ngành quan tâm cải thiện tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho DN hoạt động trong lĩnh vực logistics. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, kéo dài từ nhiều năm nay vẫn chưa giải quyết được như: Công tác quy hoạch giữa các ngành liên quan vẫn còn chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau; cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin còn yếu kém, chưa kết nối được với các nước trong khu vực; nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đặc biệt, năng lực cạnh tranh của các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam còn chưa cao so với DN hiệp các nước trong khu vực và thế giới…

“Chúng ta cần phải có những quyết tâm mới và biện pháp mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN logistics Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức cùng nhau thúc đẩy phát triển ngành logistics của Việt Nam lên một tầm cao mới trong khu vực và trên thế giới”, Bộ trưởng Tuấn Anh nói.  cam bien do ap suat 

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cùng Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật đã công bố ra mắt Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2017 và ra mắt Trang thông tin điện tử www.logistics.gov.vn. 

Trong đó, trang thương mại điện tử Logistics.gov.vn cung cấp những tin tức thời sự về giao thương, có hệ thống cơ sở dữ liệu để các DN tra cứu, từ đó có chiến lược phát triển hợp lý. Trang thông tin cũng tạo ra một diễn đàn để các DN vào thảo luận, trao đổi những vướng mắc về logistics.  cam bien do muc xoay

Trong khuôn khổ diễn đàn cũng đã diễn ra 5 Lễ ký kết hợp tác chiến lược và toàn diện giữa các DN, hiệp hội, các trường đại học nhằm thúc đẩy, tạo đột phá phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới.

Thanh Nguyễn

NGÀNH HẢI QUAN TẬP HUẤN VỀ BIỂU THUẾ MỚI

(HQ Online)- Để chuẩn bị cho việc thực hiện Nghị định 125/2017/NĐ-CP và các Nghị định ban hành các Biểu thuế FTA, ngày 15/12/2017, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội nghị tập huấn giới thiệu những thay đổi của các biểu thuế cho đại diện các đầu mối nghiệp vụ, chi cục hải quan cửa khẩu của hải quan  các tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan.

Quang cảnh buổi tập huấn.

Từ ngày 1/1/2018, hàng loạt các Biểu thuế XNK sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực với sự thay đổi thuế suất của hàng nghìn mặt hàng XNK. Trực tiếp phân tích những điểm mới của Nghị định 125/2017/NĐ-CP và Quyết định 45/2017/QĐ-TTg,  bà Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết, việc ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP là nhằm thống nhất với danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65; giải quyết các kiến nghị của DN phát sinh trong thời gian từ 1/9/2016 đến nay; hạn chế tác động của việc xoá bỏ thuế NK theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN. Với sự ra đời của Nghị định này, thuế suất thuế XNK của nhiều mặt hàng như ô tô cũ, linh kiện ô tô, thủy hải sản, thực phẩm tươi sống… sẽ có nhiều thay đổi.

Phân tích về  Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 36/2016/QĐ-TTg quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa NK, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cho biết: Hàng hóa NK không có tên trong Danh mục của Biểu thuế suất NK thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và không thuộc trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 5 Luật thuế XK, thuế NK ngày 6/4/2016 thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất NK ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 125.

Giới thiệu lộ trình cắt giảm thuế quan tại Nghị định Biểu thuế FTA cho giai đoạn 2018- 2022, ông Phạm Tuấn Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết, hiện Bộ Tài chính cũng đang dự thảo 10 nghị định biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các FTA giữa: ASEAN, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Ấn Độ, ASEAN – Australia – New Zealand, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Trung Quốc, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Chi lê, Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu. Việc dự thảo các nghị định mới này là để thực hiện cam kết trong nội khối ASEAN. Trong đó, thuế NK của nhiều mặt hàng sẽ giảm mạnh, thậm chí về 0% như: ô tô nguyên chiếc, xăng dầu; thịt heo, thịt bò tươi; phụ tùng linh kiện; máy tính; sản phẩm điện tử… 

Cũng tại hội nghị tập huấn, hải quan các địa phương đã trao đổi với các đơn vị soạn thảo các biểu thuế về điều kiện và thủ tục áp dụng các chương trình ưu đãi thuế, thời điểm áp dụng ưu đãi thuế cũng như chia sẽ kinh nghiệm về nội dung các biểu thuế FTA…

Các thắc mắc của hải quan địa phương tại Hội nghị tập huấn xoanh quanh các nội dung: các điều kiện NK linh kiện NK lắp ráp ô tô, phạm vi điều chỉnh của Nghị định 125/2017/NĐ-CP với nhóm hàng 8702 và 8703; thời điểm áp dụng các hạn ngạch thuế quan….

Được biết, sau Hội nghị tập huấn này, các CBCC dự hội nghị sẽ về tập huấn  cho các CBCC tại đơn vị mình về những điểm mới cũng như những thay đổi của các biểu thuế để áp dụng biểu thuế mới từ ngày 1/1/2018. 

Hải Nam

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn

THÁO “NÚT THẮT” KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH LĨNH VỰC GIAO THÔNG

(HQ Online)- Thời gian vừa qua, dù Bộ Giao thông vận tải đã thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện nguyên tắc quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm, nhưng vẫn còn những chồng chéo trong công tác kiểm tra chuyên ngành giữa Bộ Giao thông vận tải với các bộ khác.

Công chức Hải quan Lạng Sơn kiểm tra ô tô NK. Ảnh: hỒng nụ.

Không nhiều nhưng còn chồng chéo

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, tính đến nay, số lượng các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải là 160 mặt hàng, trong đó có 107 mặt hàng đã được công nhận, thừa nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành; 35 mặt hàng kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, 125 mặt hàng kiểm tra sau thông quan.

Hiện Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) đã thừa nhận các kết quả, kiểm tra, thử nghiệm chứng nhận của EU, G7, các thỏa thuận hợp tác, thay thế lẫn nhau giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam với các tổ chức đăng kiểm tàu thủy quốc tế (duy trì thỏa thuận thay thế lẫn nhau với 21 tổ chức đăng kiểm tàu thủy hàng đầu thế giới) và Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, theo Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan), số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải không nhiều nhưng vẫn còn sự chồng chéo trong công tác này của Bộ Giao thông vận tải với các bộ khác. Cụ thể, mặt hàng máy kéo nông nghiệp phải kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải (tại Thông tư 89/2015/TT-BGTVT) và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Thông tư 50/2010/TT-BNNPTNT). Và mặt hàng xe gắn máy phân khối từ 175 cm3 trở lên vừa phải kiểm tra chất lượng theo Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải vừa phải xin cấp Giấy phép tự động theo Thông tư số 06/2007/TT-BTM của Bộ Công Thương.

Đáng chú ý, tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước kèm mã số HS đã quy định nhiều mặt hàng khi nhập vừa phải chứng nhận hợp quy vừa phải công bố hợp quy trước thông quan như ô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe ô tô chuyên dùng, xe máy chuyên dùng…; quy định một số mặt hàng phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan theo quy định tại các văn bản của Bộ Giao thông vận tải (như Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT đối với xe đạp điện; Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT đối với xe mô tô, xe gắn máy; Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT đối với xe máy chuyên dùng…).

Như vậy, theo các quy định trên thì các mặt hàng này khi nhập khẩu phải chịu nhiều hình thức quản lý/kiểm tra trước khi thông quan và khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải xuất trình/nộp cho cơ quan Hải quan các chứng từ: bản công bố hợp quy, Giấy chứng nhận hợp quy, Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng.

Cũng theo Thông tư 39 của Bộ Giao thông vận tải, mặt hàng xe nâng (mã số HS là 8427) phải chứng nhận và công bố hợp quy trước khi thông quan đồng thời cũng quy định mặt hàng xe nâng (xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng) có cùng mã số HS là 8427 phải chứng nhận và công bố hợp quy sau khi thông quan. Việc quy định không thống nhất như vậy gây khó khăn cho cả Hải quan và doanh nghiệp khi thực hiện để phân biệt được loại xe nâng nào phải chứng nhận và công bố hợp quy trước khi thông quan.

Rà soát lại các quy định về kiểm tra chuyên ngành

Trước thực trạng trên, Cục Giám sát quản lý về Hải quan cho rằng, Bộ Giao thông vận tải cần phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành rà soát những mặt hàng còn chồng chéo chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra tại thời điểm thông quan để thống nhất biện pháp quản lý theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại công văn số 5621/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ.

Đồng thời, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải rà soát danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc diện quản lý theo hướng giảm danh mục phải kiểm tra tại khâu thông quan ít nhất có thể, chuyển sang hậu kiểm, giảm hình thức quản lý, kiểm tra tại khâu thông quan, đồng thời làm rõ cơ quan Hải quan không phải kiểm tra Giấy chứng nhận hợp quy trong quá trình thông quan hàng hóa. Bộ Giao thông vận tải cũng cần hướng dẫn rõ hình thức quản lý đối với từng loại xe nâng để cơ quan Hải quan và doanh nghiệp áp dụng và thực hiện thuận lợi, thống nhất.

Bên cạnh đó, để thống nhất mã số hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phù hợp với Danh mục AHTN 2017 (xây dựng trên cơ sở HS 2017 của Tổ chức Hải quan thế giới WCO) có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Cục Giám sát quản lý về Hải quan kiến nghị, đối với các văn bản chưa công bố Danh mục chuyên ngành hoặc đã ban hành Danh mục chuyên ngành nhưng chưa kèm theo mã số HS đề nghị Bộ Giao thông vận tải chủ động xây dựng Danh mục và phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để thống nhất mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam 2017.

Đối với các Danh mục chuyên ngành đã có mã số HS dựa trên Danh mục AHTN 2012 (theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC), đề nghị Bộ Giao thông vận tải chủ động rà soát, phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để chuyển đổi và thống nhất mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam 2017.

Cho ý kiến về lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, Bộ Giao thông vận tải cần áp dụng mạnh mẽ hình thức kiểm tra chuyên ngành chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phương thức quản lý rủi ro, đánh giá sự tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp nào làm tốt cần tạo điều kiện cho họ, áp dụng công nhận lẫn nhau của các nước tiên tiến.

Xuân Thảo

TP.HCM: GIÁM SÁT HÀNG HÓA TỰ ĐỘNG TẠI 4 CẢNG BIỂN, SÂN BAY TỪ 1/1/2018

(HQ Online)- Hàng hóa XNK qua 3 cảng biển và 1 kho hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ được giám sát tự động vào đầu năm 2018 khi Cục Hải quan TP.HCM triển khai đề án theo Quyết định số 4098/KH-TCHQ ngày 21/6/2017 của Tổng cục Hải quan. 

Ông Đinh Ngọc Thắng thông tin về đề án giám sát tại buổi họp báo. Ảnh: T.H

Thông tin trên được lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM cho biết tại buổi họp với các cơ quan báo chí ngày 11/12 thông tin về việc triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển, cảng hàng không (tên cũ là Đề án “Quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không”).

Phó cục trưởng phụ trách Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng cho biết, Hải quan TP.HCM là đơn vị đầu tiên tại phía Nam được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chọn thí điểm thực hiện Đề án này. Đến nay, Cục Hải quan TP.HCM đã thực hiện tập huấn cho các DN cảng biển, cảng hàng không… cơ bản chuẩn bị sẵn sàng các bước cho việc triển khai Đề án tại 3 cảng biển và sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 1/1/2018.  

Có 3 cảng biển và 1 kho hàng thực hiện thí điểm đợt này, gồm: Cảng Lotus (Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3); cảng SP-ITC (Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1), Cảng ICD Phước Long (Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4), Kho hàng SCSC (Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất).

Đánh giá về hiệu quả Đề án, ông Đinh Ngọc Thắng cho rằng, đây là chương trình tích hợp nhiều chương trình quản lý hiện đại, giúp theo dõi chặt chẽ kịp thời quá trình di chuyển, biến động và tình trạng hàng hóa từ khi vào đến khi ra khỏi cảng, kho hàng, cũng như quá trình vận chuyển giữa các địa điểm chịu sự giám sát của Hải quan. 

Đề án này sẽ tạo ra bước đột phá mới trong công tác quản lý hải quan tại cảng biển, cảng hàng không, rút ngắn thời gian và chi phí của doanh nghiệp, đồng thời tăng cường công tác quản lý của cơ quan Hải quan, nâng cao tính tuân thủ doanh nghiệp, ngăn ngừa gian lận và buôn lậu.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Trưởng phòng Giám sát Quản lý – Cục Hải quan TPHCM cho rằng, trước đây hải quan đã thực hiện chương trình VNACCS/VCIS, đã mang lại thuận lợi cho thông quan hàng hóa. Để tiếp tục tạo thuận lợi cho quá trình XNK hàng hóa, Cục Hải quan TP.HCM tiếp tục thực hiện chương trình giám sát tự động. Tất cả hàng hóa nhập khẩu từ khi phương tiện được vận chuyển và bốc dỡ xuống cảng được kiểm tra, giám sát chặt chẽ bằng hệ thống tự động. Đồng thời, hàng hóa xuất khẩu cũng được quản lý bằng phương pháp này.

Tại buổi họp báo, đại diện các DN cảng biển, kho hàng tham gia thí điểm lần này cho rằng, đã sẵn sàng triển khai thí điểm Đề án. Ông Trịnh Chính Sinh, Phó Giám đốc Cảng ICD Phước Long cho biết, trong nhiều năm qua, ngành Hải quan đã có nhiều chương trình quản lý hiện đại, cải cách thủ tục hải quan, việc triển khai Đề án này nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho DN XNK hàng hóa trong khâu đưa hàng hóa ra vào cảng. Việc quan trọng nhất là các bên cùng thống nhất thực hiện được đúng kế hoạch đề ra của Tổng cục Hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh XNK, các nhà vận tải và doanh nghiệp kho bãi.

Tuy nhiên, đại diện các DN kinh doanh cảng lo lắng trong quá trình thí điểm, có thể sẽ xảy ra sự gián đoạn, trục trặc đường truyền hệ thống mạng internet, nên cơ quan Hải quan cần có phương án dự phòng để đảm bảo không xảy ra ùn tắc trong giao nhận, giải phóng hàng hóa cho DN. 

Đại diện Cảng Loutus cho biết, kế hoạch thực hiện từ 1/1/2018, nhưng đến nay các thông tư, văn bản vẫn chưa được ban hành, DN băn khoăn không biết đến thời điểm triển khai các văn bản đã có hiệu lực chưa. Đặc biệt khi bắt đầu thực hiện là cận Tết Nguyên đán, lưu lượng hàng hóa XNK rất lớn, chính vì vậy, DN lo lại nếu có trục trặc sẽ gây khó khăn cho XNK…

Giải đáp các lo lắng trên, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, trong thời gian thí điểm, cơ quan Hải quan đã chọn 3 cảng, và 1 kho hàng có lưu lượng hàng hóa XNK không nhiều để thực hiện cho thuận lợi. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã hỗ trợ Cục Hải quan TP.HCM cũng như các DN kinh doanh kho, bãi, cảng có các phương án dự phòng cụ thể để không ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa của DN XNK./.

Lê Thu

HẢI PHÒNG ĐẠT 92 TRIỆU TẤN HÀNG HÓA THÔNG QUA CẢNG

(HQ Online)- Theo lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng, tổng lưu lượng hàng hóa được vận chuyển qua khu vực cảng Hải Phòng trong năm 2017 ước đạt 92 triệu tấn.
Hoạt động XNK tại cảng Tân Vũ (thuộc Công ty CP cảng Hải Phòng). Ảnh: T.Bình.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình cho biết, đây là năm có tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng nhiều nhất từ trước đến nay.

 
Được biết, năm 2018, thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu đạt 107 triệu tấn hàng hóa thông quan cảng.
 

Theo ông Nguyễn Xuân Bình, đóng góp quan trọng vào kết quả trên của địa phương có đóng góp lớn của Cục Hải quan Hải Phòng trong việc cải cách, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là việc chính thức vận hành “Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển-VASSCM” tại khu vực cảng Hải Phòng mới đây.

Ông Nguyễn Xuân Bình cho rằng, việc áp dụng Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển góp phần trực tiếp vào việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và cải thiện năng lực thu ngân sách của thành phố Hải Phòng. 

Liên quan đến kết quả về sản lượng hàng hóa qua khu vực cảng Hải Phòng, theo Cục Thống kê Hải Phòng, hết tháng 11, tổng lưu lượng hàng hóa qua cảng đạt 83,35 triệu tấn, tăng 17,72% so với cùng kỳ 2016. Tổng doanh thu của khối doanh nghiệp cảng trên địa bàn Hải Phòng đạt hơn 4.245 tỷ đồng.

Trong khi đó, cả năm 2016, tổng lưu lượng hàng hóa qua khu vực cảng Hải Phòng đạt 78,13 triệu tấn, tăng 14,46% so với năm 2015.

Thái Bình

PHÍ DEMURAGE – DETENTION – STORAGE CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CONTAINER)

Hiện nay, việc vận tải bằng container đóng vai trò rất là quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Song song với lợi ích đó, Việc phát sinh các khoản phí mà Các hãng tàu và các cảng phụ thu thêm từ khách hàng cũng rất nhiều, ví dụ như:
CIC (EIC, CIS,…) – phí mất cân bằng container;
phí vệ sinh container;
phí hàng nặng;
Phí DEM – Phí phạt lưu container hàng quá lâu ngoài cảng (bãi);
phí DET – phí phạt chiếm dụng vỏ container của hãng tàu quá lâu;
Phí STORAGE – phí phạt lưu container tại bãi của cảng…

Vậy, Trong bài viết này Trung tâm Đào tạo Nguồn Nhân Lực Logistics Thành Đạt sẽ trình bày 03 loại PHÍ DEMURAGE – DETENTION – STORAGE là gì và cách tính ra sao để các bạn cùng tìm hiểu nhé.

1. DEM, DET, STORAGE là gì

A. Phí DEM: DEMURAGE – Phí phạt lưu conainer hàng hóa tại cảng (Hãng tàu sẽ thu của chủ hàng), Phí này Hãng tàu sẽ thu khi khách hàng lưu container hàng của mình tại cảng quá thời gian FREE mà hãng tàu cho khách hàng hưởng ưu đãi.

PHÍ DEMURAGE - DETENTION - STORAGE CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CONTAINER)

B. Phí DET: DETENTION – Phí phạt chiếm dụng vỏ container của hãng tàu quá lâu (Hãng tàu sẽ thu từ chủ hàng), Phí này hãng tàu sẽ thu nếu chủ hàng lấy vỏ container ra khỏi bãi của hãng tàu quá thời gian FREE mà hãng tàu cho khách hàng hưởng ưu đãi.

PHÍ DEMURAGE - DETENTION - STORAGE CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CONTAINER)

C. Phí STORAGE – Phí này là phí lưu container tại bãi của cảng, Cảng sẽ thu phí này (có thể thu trực tiếp từ chủ hàng hoặc thu thông qua hãng tàu), Phí này cảng cũng thu nếu như việc lưu container tại bãi của cảng quá lâu.

PHÍ DEMURAGE - DETENTION - STORAGE CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CONTAINER)

PHÍ DEMURAGE - DETENTION - STORAGE CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (CONTAINER)

2. DEM, DET, STORAGE ĐỐI VÓI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU (CONTAINER)

Chúng ta đi xét ví dụ sau:

Một khách hàng BOOKING 50 container 20ft-DC đi Châu Âu nhận vỏ container tại Bãi ở ICD Transimex và hạ container có hàng tại Cảng Cát Lái. Trên BOOKING CONFIRMATION có ghi: Lấy vỏ container trước ngày 25/10 và hạ bãi trước ngày 31/10. Chủ hàng theo BOOKING nhận vỏ container ngày 12/10 để về đóng hàng hóa và giao container có hàng hạ bãi và vào sổ tàu ngày 23/10. Hãng tàu ghi chú là: FREE DEM là 5 ngày; FREE DET là 3 ngày; cảng cho FREE STORAGE là 7 ngày.

Vậy, Khách hàng sẽ chịu những khoản phí phạt sau đây:

A. Phí DET, do khách hàng nhận vỏ container từ ngày 12/10, và được FREE 3 ngày. Do đó, khách hàng phải gửi lại container có hàng trước ngày 15/10; nếu hạ bãi từ ngày 15/10 thì khách hàng sẽ bị phạt phí DET. Theo ví dụ, khách hàng hạ ngày 23/10, tức là bị trễ 08 ngày và chịu phí DET 8 ngày của hãng tàu. (sau đó nhân với mức phí của hãng tàu – LƯU Ý phạt LŨY TIẾN)

PHÍ DETENTION mà khách hàng phải nộp là: 4D*12.0 + 4D*22.0 = 136.0 USD/cont

B. Phí DEM, hãng tàu co FREE 5 ngày, do đó, nếu khách hàng hạ bãi sau ngày 26/10 là không bị phạt phí DEM. Nhưng Khách hàng hạ container hàng hóa tại bãi ngày 23/10 (theo ví dụ đề ra) do đó bị phạt DEM là 4 ngày. Hãng tàu sẽ phạt khách hàng phí DEM là 4 ngày nhân với biểu phí của hãng tàu (LƯU Ý phí LŨY TIẾN).

PHÍ DEMURAGE mà khách hàng phải nộp là: 4D*12.0 = 48.0 USD/cont

C. Phí STORAGE, theo đề bài thì nếu khách hàng hạ bãi sau ngày 24/10 thì cảng sẽ không thu phí STORAGE (vì cảng cho FREE STORAGE 7 ngày). Nhưng theo đề bài thì khách hàng hạ bãi container hàng hóa ngày 23/10, tức là hạ sớm 2 ngày. Do đó, Cảng sẽ thu phí STORAGE của khách hàng là 2 ngày nhân với mức phí mà cảng áp dụng (LƯU Ý phí LŨY TIẾN)

PHÍ STORAGE mà khách hàng phải nộp là: 2 ngày * 34,000 = 68,000.0 VNĐ/cont

3. DEM, DET, STORAGE ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU (CONTAINER)

Chúng ta đi xét ví dụ sau:

Một khách hàng Nhập khẩu 25 container 20ft-DC từ Mỹ về Việt Nam, các container hạ tại Bãi Cát Lái. Trên ARRIVAL NOTE có ghi: Container nhập bãi là ngày 15/10, Hãng tàu thông báo cho FREE DEM 05 ngày, FREE DET 03 ngày; và giả sử cảng cho FREE STORAGE 07 ngày chẳng hạn.

Trên thực tế, ví dụ khách hàng vì lý do nào đó (kho hàng không đủ rộng, chờ bán hàng cho khách hàng trong nước, hoặc chưa hoàn thành các thủ tục,… nên lấy hàng trễ. Giả sử khách hàng lấy hàng ra khỏi cảng là ngày 2/11 và trả vỏ container ngày 10/11.

Vậy, các phí DEM, DET, STORAGE được tính như sau:

A. Phí DEM, hãng tàu cho FREE 5 ngày, do đó, nếu khách hàng lấy container ra khỏi bãi trước ngày 20/10 là không bị phạt phí DEM. Nhưng Khách hàng lấy container hàng hóa ra khỏi bãi bãi của cảng ngày 2/11 (theo ví dụ đề ra) do đó bị phạt DEM là 14 ngày. Hãng tàu sẽ phạt khách hàng phí DEM là 14 ngày nhân với biểu phí của hãng tàu (LƯU Ý phí LŨY TIẾN).

PHÍ DEMURAGE mà khách hàng phải nộp là: 4D*12.0 + 4D*22.0 + 7D*44.0 = 444.0 USD/cont

B. Phí STORAGE, theo đề bài thì nếu khách hàng lấy hàng khỏi của cảng bãi trước ngày 22/10 thì cảng sẽ không thu phí STORAGE (vì cảng cho FREE STORAGE 7 ngày). Nhưng theo đề bài thì khách hàng lấy container ra khỏi bãi hàng hóa ngày 2/11, tức là lấy trễ 11 ngày. Do đó, Cảng sẽ thu phí STORAGE của khách hàng là 11 ngày nhân với mức phí mà cảng áp dụng (LƯU Ý phí LŨY TIẾN)

PHÍ STORAGE mà khách hàng phải nộp là: 11 ngày * 34,000 = 374,000 VNĐ/cont

C. Phí DET, do khách hàng lấy container ra khỏi bãi từ ngày 2/11, và được FREE 3 ngày. Do đó, khách hàng phải gửi trả lại vỏ container trước ngày 5/11; nếu trả vỏ container từ ngày 5/11 thì khách hàng sẽ bị phạt phí DET. Theo ví dụ, khách hàng trả vỏ container ngày 10/11, tức là bị trễ 05 ngày và chịu phí DET 5 ngày của hãng tàu. (sau đó nhân với mức phí của hãng tàu – LƯU Ý phạt LŨY TIẾN)

PHÍ DETENTION mà khách hàng phải nộp là: 4D*12.0 + 1D*22.0 = 70.0 USD/cont

THS. MAI VĂN THÀNH – https://tdgroup.edu.vn/

Bao Cong thuong

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS: NÂNG “CHẤT” DOANH NGHIỆP VIỆT

Bộ Công Thương đang tích cực triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017 diễn ra vào ngày 14 và 15/12 tới sẽ là diễn đàn quan trọng cho cả cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics và DN chủ hàng trao đổi về việc triển khai kế hoạch hành động này.

Tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam còn rất lớn

“Đánh thức” tiềm năng

Theo đánh giá của các chuyên gia, logistics là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Để “đánh thức” nguồn tiềm năng này, tháng 2/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg (Quyết định 200) phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, là đơn vị đầu mối, ngay trong tháng 4/2017, Bộ Công Thương đã chủ trì tổ chức hội nghị triển khai Quyết định 200 của Thủ tướng Chính phủ. Cũng trong tháng này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành kế hoạch riêng của Bộ để triển khai kế hoạch hành động của Chính phủ.

Bộ Công Thương cũng tổ chức đoàn công tác để tìm hiểu việc thực hiện và đôn đốc các cơ quan liên quan triển khai Quyết định này. Tháng 10 vừa qua, Bộ đã phối hợp với các bên liên quan tổ chức 2 hội thảo quan trọng về nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng, hệ thống thông tin, ứng dụng công nghệ trong logistics.

Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ chính trong Quyết định 200 là tìm giải pháp xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, từ đó nâng cao hiệu quả kết nối giữa các DN. Trong năm 2018, Bộ Công Thương sẽ coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, từ đó thúc đẩy và chỉ đạo một số địa phương và DN tiềm năng xây dựng các trung tâm tại Việt Nam.

“Căn cứ vào những điều kiện thực tế và đòi hỏi khách quan, nhà nước sẽ đưa ra chính sách để hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng xây dựng và phát triển các trung tâm này ở vị trí thích hợp chứ không làm thay DN” – Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Ngoài ra, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt trên 400 tỷ USD, tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam còn rất nhiều. Do đó, các DN dịch vụ logistics Việt Nam được nhà nước khuyến khích nhanh chóng vươn lên, nắm bắt cơ hội. Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ DN: Tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, tránh tình trạng các DN lớn lạm dụng vị trí thống lĩnh để chèn ép các DN nhỏ; phối hợp với các DN xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics; thúc đẩy sự liên kết giữa các DN logistics với nhau; đề cao vai trò các hiệp hội, gắn với thúc đẩy đổi mới, phục vụ phát triển nhanh và mạnh hơn nữa của các DN dịch vụ logistics trong nước.

Tạo diễn đàn cho doanh nghiệp

Nhằm tạo điều kiện để các DN dịch vụ logistics gặp nhau và gặp gỡ khách hàng tìm hiểu nhu cầu, các xu hướng công nghệ mới, tình hình phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam, khu vực và thế giới, từ đó đưa ra định hướng cho công việc kinh doanh, trong 2 ngày 14 và 15/12/2017, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017. Đây là lần thứ 5 hoạt động này được Bộ Công Thương chủ trì tổ chức.

Diễn đàn cũng là dịp quan trọng để các nhà hoạch định chính sách tìm hiểu thực trạng và xu thế mới, từ đó đưa ra giải pháp trong hoạch định chính sách, pháp luật, tạo điều kiện cho dịch vụ logistics phát triển hơn nữa theo đúng tiềm năng.

“Diễn đàn đã nhận được những phản hồi khá tích cực từ các DN trong nước và nước ngoài sau 4 lần tổ chức. Trong Diễn đàn năm nay, Bộ Công Thương sẽ công bố Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2017 nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin hệ thống, chính xác về hoạt động logistics, từ đó có cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động của mình” – Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thông tin.

Tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, có quy mô 41 tỷ USD/năm.

Đỗ Phương

Nguồn: http://baocongthuong.com.vn